Lào Cai: Đảm bảo các điều kiện đón phương tiện vận tải Trung Quốc nhập cảnh, lưu thông trên tuyến đường bộ GMS

Hiện nay, đã có 262 phương tiện Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS tại một số địa phương của Việt Nam, trong đó có tỉnh Lào Cai. Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành sẽ là một trong những cửa khẩu ở phía Bắc được đón và làm thủ tục cho các phương tiện này vào Việt Nam.

0:00 / 0:00
0:00
z6611068343648-a47e8ba1be62931b7ee4c7d462cb46e9-9428.jpg
Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) là một trong 3 cửa khẩu quốc tế ở phía Bắc Việt Nam được đón các phương tiện có Giấy phép vận tải đường bộ GMS và sổ TAD.

Theo thông tin từ Ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh Lào Cai, đơn vị này vừa nhận được thông báo của Bộ Xây dựng về danh sách doanh nghiệp và phương tiện vận tải của Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS và sổ TAD tham gia hoạt động vận tải trên lãnh thổ Việt Nam.

GMS (cụm từ viết tắt của Greater‍ Mekong‍ Subregion) là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. GMS được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Giấy phép liên vận GMS hoặc sổ TAD (Transport Admission Document - sổ theo dõi tạm nhập phương tiện vận tải) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp cho các phương tiện thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế GMS.

Theo đó, các phương tiện vận tải của Trung Quốc có Giấy phép vận tải đường bộ GMS và sổ TAD hoạt động vận tải trên các tuyến vận tải GMS sẽ được lưu thông qua các cửa khẩu quốc tế trên biên giới với Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai để đi vào những địa phương có tuyến vận tải GMS, như: Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Điện Biên, Tây Ninh, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo thông báo của Cục Đường bộ Việt Nam về danh sách phương tiện vận tải của Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải hàng hóa đường bộ GMS và sổ TAD hoạt động trên tuyến vận tải Côn Minh - Hà Khẩu - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, thực hiện qua cặp cửa khẩu Hà Khẩu (Trung Quốc) - Lào Cai (Việt Nam) là 262 phương tiện.

z6148528869114-362a58bf9c5e88e3366115378103090b.jpg
Các phương tiện có Giấy phép vận tải đường bộ GMS và sổ TAD đầu tiên đã được làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

Trao đổi với phóng viên, ông Vương Trinh Quốc, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai cho biết: Ngay khi Bộ Xây dựng có thông báo, Ban đã tổ chức triển khai đến các đơn vị chức năng ở Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành để lên phương án đón và làm thủ tục cho các phương tiện vận tải quốc tế theo tuyến GMS một cách thuận lợi. Đây là việc thực hiện các Hiệp định đã ký giữa các nước trong khu vực, đảm bảo quyền lợi trong lĩnh vực giao thông vận tải xuyên biên giới. Việc phương tiện từ Trung Quốc chính thức lưu thông qua tuyến cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu không chỉ khẳng định vai trò cửa khẩu quốc tế, mà còn góp phần nâng cao năng lực thông quan của địa phương.

z6613633011628-b6947147196945d58b5ff56a8f0c21a1.jpg
Ngày 14/5, tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), các doanh nghiệp có phương tiện được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS đã khai trương tuyến vận tải đường bộ quốc tế từ Trung Quốc đến thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Ông Văn Hữu Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Ở nội địa, Sở Xây dựng đã phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các lực lượng chức năng giám sát hoạt động của các phương tiện vận tải của Trung Quốc trên các tuyến vận tải GMS theo quy định. Các doanh nghiệp có phương tiện được cấp Giấy phép vận tải hàng hóa đường bộ GMS và sổ TAD sẽ được tham gia hoạt động vận tải ở các tuyến đường đủ điều kiện đã được cắm biển báo trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có địa bàn Lào Cai.

"Các xe vận tải được cấp Giấy phép vận tải hàng hóa đường bộ GMS khi đi vào lãnh thổ Việt Nam được gắn biển số và phù hiệu theo quy định; đáp ứng các tiêu chuẩn về đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự quốc tế. Lái xe phải có giấy phép lái xe quốc tế hoặc được công nhận tương đương" - ông Thành cho biết thêm.

z6613175399611-e3215a9418c9ae9182bc9b925e0758e7.jpg
Một số phương tiện vận tải hành khách của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS để nhập cảnh vào Việt Nam phục vụ vận chuyển khách du lịch.

Theo thông tin phóng viên nhận được, vào ngày 14/5 và 16/5, tại 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc), các doanh nghiệp có phương tiện được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS đã đồng loạt khai trương tuyến vận tải đường bộ quốc tế từ Trung Quốc đến thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Theo đó, hai tuyến vận tải này kết nối Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam) và cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Quảng Tây) tới Hà Nội. Việc vận chuyển trực tiếp này áp dụng phương thức "một thùng hàng đến đích" và "một xe tải đến đích", qua đó, phát huy tối đa ưu điểm của vận tải đường bộ theo tuyến điểm đến điểm, hiệu quả cao. So với phương thức vận chuyển truyền thống, mỗi xe tải có thể tiết kiệm được thời gian khoảng 1 ngày và chi phí có thể tiết kiệm được từ 800 - 1.000 Nhân dân tệ, tương đương khoảng 2,8 - 3,6 triệu Việt Nam đồng.

Tính đến thời điểm này, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã đón và làm thủ tục cho 7 xe vận tải hàng hóa của tỉnh Vân Nam chở hàng vào nội địa Việt Nam an toàn, đúng quy định. Đây là lần đầu tiên, những xe chở hàng hóa và hành khách của Trung Quốc được cấp Giấy phép vận tải đường bộ GMS và sổ TAD vận chuyển vào nội địa Việt Nam thông qua các văn bản Hiệp định, tạo thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và hành khách qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

“90 ngày đêm giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng”: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Tại hội nghị triển khai Chiến dịch 90 ngày đêm thực hiện Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy đảng nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải xác định rõ nhiệm vụ triển khai công tác giải phóng mặt bằng của dự án là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác chỉ đạo điều hành; đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Phát biểu tại Hội nghị các thành phố hữu nghị quốc tế Vân Nam 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Nguyễn Thành Sinh nhấn mạnh: Tỉnh Lào Cai mong muốn được tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước trong lĩnh vực thương mại, du lịch, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, linh kiện điện tử, khai thác, chế biến sâu khoáng sản…

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Quảng bá hình ảnh Lào Cai và mở rộng giao thương cho doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á

Quảng bá hình ảnh Lào Cai và mở rộng giao thương cho doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á

Sáng 19/6, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 9 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 29, theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc và chính quyền tỉnh Vân Nam.

Cùng nông dân Bát Xát làm giàu

Cùng nông dân Bát Xát làm giàu

Đáp ứng đủ nguồn vốn cho “tam nông” là mục tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Bát Xát (Agribank Bát Xát) luôn hướng tới. Bám sát mục tiêu đó, Agribank Bát Xát đã cùng nông dân trong huyện viết tiếp giấc mơ làm giàu.

Đa lợi ích từ mô hình “trồng lúa xanh”

Đa lợi ích từ mô hình “trồng lúa xanh”

Mô hình trồng lúa áp dụng quy trình canh tác bền vững giảm phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa bền vững giảm phát thải khí nhà kính (GHG) cho các vùng chuyên canh lúa tại tỉnh Yên Bái” do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức OXFAM triển khai thí điểm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã cho những kết quả khả quan, khẳng định giá trị, lợi ích từ việc “trồng lúa xanh”.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

fb yt zl tw