Doanh nghiệp Việt ứng phó tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới

Theo chuyên gia, doanh nghiệp Việt không thể tiếp tục đi theo lối mòn là gia công giá rẻ mà cần đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần bằng thương hiệu, tăng sức “đề kháng” trước biến động toàn cầu.

Xưởng gia công hàng dệt may xuất khẩu.
Xưởng gia công hàng dệt may xuất khẩu.

Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2025 - 2026 có thể tăng trưởng thấp hơn năm 2024, lần lượt khoảng 2,8% và 3%, cũng như thấp hơn mức 3,5% của giai đoạn 2011 - 2019. Đồng thời, một trong những nguyên nhân dẫn đến dự báo này được các chuyên gia lý giải là do thương mại toàn cầu tăng chậm bởi ảnh hưởng của chính sách thuế quan, bảo hộ thương mại của ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Việt Nam trước tác động kinh tế toàn cầu

Cụ thể, Tiến sỹ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách của Thủ tướng chia sẻ, những rủi ro và thách thức chính của giai đoạn 2025 - 2026 là xung đột địa chính trị phức tạp vì chiến tranh thương mại-công nghệ, phân mảnh và bảo hộ thương mại gia tăng.

Bên cạnh đó, lạm phát và lãi suất dù có giảm nhưng còn cao, đồng thời rủi ro nợ công và nợ tư vẫn cao.

Đặc biệt, kinh tế toàn cầu đối mặt với rủi ro suy giảm, tăng trưởng thấp ở một số nền kinh tế như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… kéo theo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 - 2026 ở mức thấp. Cùng đó là những rủi ro về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh chuỗi cung ứng và an ninh mạng luôn hiện hữu; biến đổi khí hậu bất thường.

Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2025 - 2026 cũng đối mặt với rủi ro bên ngoài là xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng và du lịch bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, doanh nghiệp gặp khó khăn về chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics, yêu cầu số hóa và xanh hóa ngày càng cao…

Hoạt động tại Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép ở phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hoạt động tại Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép ở phường Tân Phước, Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nếu có đủ sự quyết tâm xây dựng nền tảng căn bản vững chắc, Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển hóa cơ cấu và hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng trong kỷ nguyên mới.

Theo Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh, hiện nay là kỷ nguyên mới của các khối địa kinh tế, chuỗi cung ứng bị phân mảnh. Sự tách rời về mặt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như giữa các khối đã xuất hiện từ trước chứ không phải bây giờ và chỉ bị làm cho sâu sắc hơn trong bối cảnh hiện tại.

Việt Nam là một trong những quốc gia hội nhập sâu nhất, không chỉ ở châu Á mà cả thế giới, nên bất kỳ điều gì xảy ra trên thế giới đều tác động đến Việt Nam một cách trực tiếp.

Tuy vậy, một trong những lợi thế của Việt Nam đó là một vị trí địa chính trị, kinh tế chiến lược, đồng thời với định hướng phát triển công nghiệp mới cũng là điều kiện để có thể tăng trưởng cao.

Mặt khác, xu hướng thị trường là nhu cầu đang dịch chuyển về châu Á với dự báo năm 2028, ước lượng nhu cầu của châu Á vượt nhu cầu của Mỹ, đứng đầu toàn cầu.

Với một thị trường và sự ổn định cao hơn thì châu Á có thể là một mảnh đất màu mỡ của doanh nghiệp Việt Nam, nên hướng về châu Á là vấn đề doanh nghiệp Việt cần lưu tâm trong thời gian tới.

Một số chuyên gia khác cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không nên chỉ cạnh tranh về trực diện về giá mà phải cạnh tranh bằng sự khác biệt về chất lượng, thương hiệu, dịch vụ.

Doanh nghiệp chủ động chuyển từ giá thấp sang độ tin cậy cao, đo lường trước những kịch bản biến động xu hướng tiêu dùng, nâng cấp các hệ thống tuân thủ để truy cập vào thị trường chứ không chỉ là người đứng ngoài, ứng phó rủi ro tỷ giá, đầu tư vào con người, nhất là khả năng thích ứng…

Về mặt chính sách, chuyên gia đề xuất, Việt Nam nên thúc đẩy nội lực, trên ba khía cạnh, gồm thị trường - doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước-năng lực bộ máy và chủ trương, chính sách và nội lực xã hội.

Riêng lĩnh vực ngoại giao thương mại sẽ đóng vai trò cực kỳ chiến lược, cùng đó phải nâng cấp đổi mới sáng tạo, kỹ năng, cơ sở hạ tầng làm tiền đề để chớp được những cơ hội mới.

Cơ hội từ chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phân tích, Việt Nam đang chứng kiến một sự thay đổi bước ngoặt trong việc thảo luận, sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật, với một tốc độ nhanh chưa từng có; trong đó, mặt tích cực là có thể giúp giải quyết nhanh chóng, ngay lập tức những vấn đề cấp thiết của người dân, doanh nghiệp.

Thực tế này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt nhanh và hiểu sâu sắc hơn về chính sách, luật pháp liên quan đến hoạt động của mình.

Sản xuất sản phẩm từ cây nha đam tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt - VietFarm (thành viên của Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C - GC Food) ở Khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Sản xuất sản phẩm từ cây nha đam tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Cánh Đồng Việt - VietFarm (thành viên của Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C - GC Food) ở Khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

“Làm sao để chính sách trở thành lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và từ đây cộng đồng doanh nghiệp Việt đi ra thương trường thế giới có điểm tựa là chính sách tốt của Nhà nước, là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp đến 2030 trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết số 68-NQ/TW) rất quan trọng và nên là "KPI" chính của các địa phương trong đánh giá phát triển kinh tế-xã hội thời gian tới,” ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.

Với những thay đổi trong tư duy về kinh tế tư nhân, thời gian tới thay vì nhìn vào các con số tăng trưởng bao nhiêu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế như thế nào… mục tiêu của chính quyền địa phương sắp tới có thể phải là tạo ra được bao nhiêu việc làm, có thêm bao nhiêu doanh nghiệp mới. Bởi thời gian tới, thành tích địa phương có thể sẽ được đánh giá qua việc phát triển được bao nhiêu doanh nghiệp, tạo ra được bao nhiêu việc làm chứ không phải là con số tăng trưởng.

Ở góc độ hiệp hội doanh nghiệp, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho hay cần tái định vị thị trường xuất khẩu, nhất là tìm kiếm đa dạng thị trường mới để tạo nền tảng cho doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh.

Ngoài ra, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số là năng lực sống còn của doanh nghiệp, nên kết nối hình thành hệ sinh thái mà trong đó đáp ứng yêu cầu chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh toàn cầu.

Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp không thể tiếp tục đi theo lối mòn là gia công giá rẻ mà cần đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị phần bằng chính thương hiệu, tăng sức “đề kháng” trước biến động toàn cầu; trong đó, doanh nghiệp nên chú trọng đổi mới tư duy kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, tích hợp các yếu tố ESG (môi trường, xã hội và quản trị); nâng cao năng lực cạnh tranh bằng tuân thủ pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế…

Đóng gói gạo xuất khẩu ở nhà máy của Tập đoàn Lộc Trời tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đóng gói gạo xuất khẩu ở nhà máy của Tập đoàn Lộc Trời tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Còn theo bà Võ Thị Liên Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Secoin, từ kinh nghiệm thực tế cho thấy ứng phó với rào cản thuế quan bằng cách liên kết trong chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường, chuẩn hóa tiêu chuẩn xanh theo hướng quốc tế và tăng cường ứng dụng thương mại điện tử B2C (doanh nghiệp bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng đầu cuối)… là khá hiệu quả.

Song song đó, muốn vươn xa, doanh nghiệp Việt bắt buộc phải thay đổi tư duy thị trường, ứng dụng công nghệ, liên kết mạnh mẽ, phát triển bền vững hơn trong chuỗi và không ngừng đổi mới sáng tạo.

Ghi nhận ý kiến nhiều doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, một trong những cơ chế chính sách mới là Nghị quyết số 68-NQ/TW đã và đang thổi luồng sinh khí mới vào khối kinh tế tư nhân, tạo động lực cho khối này tăng cường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Riêng về tái định vị thị trường, đối với những sản phẩm trước giờ đã đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp Việt có thể chuyển hướng sang khai thác thị trường nội địa với nhóm sản phẩm phù hợp, cạnh tranh và thay thế nhập khẩu.

Hơn thế nữa, doanh nghiệp phải tự lực trong sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển, còn Nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời, sẽ không thể bứt phá, nếu bản thân doanh nghiệp không tự nâng cao sức cạnh tranh và thích ứng linh hoạt với biến động kinh tế nội địa lẫn toàn cầu.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 21/5: Vàng miếng SJC tăng lên mức 121 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (21/5) tăng dựng đứng, giao dịch trên mốc 3.301 USD/ounce trong bối cảnh đồng USD tiếp tục suy yếu và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ. Trong nước, giá vàng miếng SJC tăng 1,7 triệu đồng lên mức 121 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC tăng lên 115 triệu đồng/lượng.

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Khơi thông nguồn lực kinh tế tư nhân

Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy vai trò và khả năng đóng góp của các doanh nghiệp.

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Thủ tướng: Chuẩn bị để khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12

Chiều tối 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan để rà soát, đánh giá tình hình triển khai Đề án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Bảo Yên đổi mới công nghệ chế biến gỗ, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng trồng

Huyện Bảo Yên hiện có hơn 40.000 ha rừng trồng (diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh). Trong bối cảnh thị trường ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã và tính bền vững, thời gian qua, ngành lâm nghiệp địa phương rất quan tâm đổi mới công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tạo sinh kế cho lao động nông thôn.

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Cao điểm đấu tranh đẩy lùi buôn lậu, hàng giả: Phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả

Chiều 19/5, Tổ công tác 1557 của UBND tỉnh họp triển khai nhiệm vụ Công điện 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác 1557 chủ trì cuộc họp.

fb yt zl tw