Nâng tầm gạo Việt

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia cũng như thiếu vắng các thương hiệu gạo của doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Thực trạng này một lần nữa đặt vấn đề, rất cần có những giải pháp lâu dài để nâng tầm gạo Việt.

Chưa xây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam

Không chỉ tăng về khối lượng và giá trị, những năm gần đây, cơ cấu gạo của Việt Nam liên tục thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng gạo chất lượng cao, giá trị cao và giảm loại gạo phẩm cấp thấp.

Nhiều sản phẩm gạo có thương hiệu của các doanh nghiệp được quảng bá, trưng bày tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Nhiều sản phẩm gạo có thương hiệu của các doanh nghiệp được quảng bá, trưng bày tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới cả về lượng và chất. Tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới, liên tục trong các năm qua gạo Việt đều lọt vào top 3, trong đó gạo ST25 đã 2 lần trở thành loại gạo ngon nhất thế giới.

Tuy nhiên, nhìn ở quy mô quốc tế, Việt Nam vẫn chưa xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia có sự nhận biết rộng rãi, cũng như thiếu vắng các thương hiệu gạo của doanh nghiệp trên kệ bán lẻ thế giới.

Khi nói đến gạo Việt, người tiêu dùng vẫn chưa hình dung ra cụ thể đó là loại gạo nào. Trong khi Thái Lan có gạo Thai Hom Mali, Ấn Độ và Pakistan có Basmati Rice, Nhật Bản có gạo Japonica, Italia có gạo Arborio Rice, Mỹ có gạo Calrose…

Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) Lê Thanh Hoà cho hay, thương hiệu gạo Việt Nam được Chính phủ chỉ đạo xây dựng từ năm 2017 và Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện xây dựng chứng nhận nhãn hiệu Gạo Việt Nam (VietNam Rice), đăng ký bảo hộ theo thỏa ước Madrid, cũng như đăng ký bảo hộ tại 20 quốc gia trên thế giới như Nga, Trung Quốc, Philippines... Tuy nhiên, việc ban hành quy chế sử dụng nhãn hiệu gạo Việt Nam đang có những vướng mắc liên quan đến việc đăng ký các thủ tục mang tính chất pháp lý.

Cần phải ban hành quy chế để cơ quan quản lý có thể giám sát được chất lượng hạt gạo mới có thể xây dựng thương hiệu "Gạo Việt Nam" thành công. Ảnh minh hoạ
Cần phải ban hành quy chế để cơ quan quản lý có thể giám sát được chất lượng hạt gạo mới có thể xây dựng thương hiệu "Gạo Việt Nam" thành công. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, để sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Gạo Việt Nam, phải xây dựng một quy chế để các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất đảm bảo chất lượng hạt gạo theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên, gạo Việt Nam có rất nhiều loại gạo, giống khác nhau nên về mặt pháp lý, kỹ thuật cơ bản bắt buộc các doanh nghiệp, các nhà sản xuất phải đáp ứng được quy định mới được phép sử dụng chứng nhận nhãn hiệu "Gạo Việt Nam".

"Như vậy, cần phải ban hành quy chế để cơ quan quản lý có thể giám sát được chất lượng hạt gạo như: trồng trọt, thu hoạch, chế biến, bảo quản... mới có thể xây dựng thương hiệu Gạo Việt Nam thành công được." - ông Lê Thanh Hoà phân tích.

Đáp ứng yêu cầu thị trường là vấn đề tiên quyết

Nhiều chuyên gia, nhà quản lý đồng quan điểm, để gạo Việt Nam trở thành thương hiệu mạnh, yêu cầu thị trường là vấn đề tiên quyết. Từ nhu cầu và thị hiếu của mỗi thị trường, ngành lúa gạo và các DN cần phát triển và xây dựng thương hiệu cho từng loại gạo.

Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang 150 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các thị trường nhập khẩu lớn, gồm: Philippines, Indonesia, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Ghana. Trong đó, Philippines vẫn đang tiếp tục duy trì là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là nhà cung ứng gạo hàng đầu của quốc gia này.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam lấy dẫn chứng, chẳng hạn, với thị trường Philippines, Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) và Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) là những đơn vị xuất khẩu lượng lớn. Do vậy, cả 2 đơn vị này phải xây dựng thương hiệu cho gạo DT8 để làm sao ổn định về chất lượng, nhằm gia tăng thêm giá trị và mở rộng thị phần tại nước này.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu những sản phẩm gạo Việt có chất lượng cao như: gạo A An, gạo ST25... sang các nước Mỹ, EU; gạo Japonica xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc; đặc biệt gạo DT8 của Việt Nam được Philippines ưa chuộng nhất.

Đây là những loại gạo có thương hiệu riêng, song để gắn các loại gạo này với chứng nhận "Gạo Việt Nam" để thâm nhập vào nhiều thị trường là việc làm không dễ. Bởi, vấn đề không chỉ có cơ quan quản lý Nhà nước mà bản thân doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà xuất khẩu cũng cần đồng hành để đưa hạt gạo khẳng định vị thế tại chính những thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Bộ sẽ nghiên cứu, xây dựng một quy trình tốt trong tất cả các khâu hay gọi là logistics cho hạt gạo từ trên đồng ruộng cho đến tay người tiêu dùng và các quy trình này phải đảm bảo thực hiện tốt nhất.

"Cần chọn loại gạo nào, phải làm gì để đưa thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam trở nên quen thuộc và trở thành lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng trên khắp thế giới, đó vừa là ước mơ, vừa là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, địa phương, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng trong giai đoạn hiện nay." - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Hiện nay, Việt Nam đã có hai hiệp hội ngành hàng liên quan đến lúa gạo là Hiệp hội Lương thực Việt Nam và Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam, Chương trình logo thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam đã được xây dựng 6 năm trước đây và ý tưởng về một Hội đồng gạo quốc gia đang được xúc tiến. Tất cả đều hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt. Để từ đó nâng tầm gạo Việt sánh ngang với các thương hiệu gạo hàng đầu thế giới của Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản.

Theo kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngành nghề nào dẫn đầu xu hướng tuyển dụng?

Ngành nghề nào dẫn đầu xu hướng tuyển dụng?

Khảo sát Xu hướng tuyển dụng quý II/2025 của ManpowerGroup (công ty cung ứng giải pháp nhân sự) cho thấy triển vọng tuyển dụng khởi sắc trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Tại Việt Nam, chuyên gia từ ManpowerGroup Việt Nam đánh giá, nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành trong quý II/2025, tiêu biểu là lĩnh vực sản xuất.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Người ươm quả ngọt ở Chiềng Ken

Những năm gần đây, đến các hội chợ quảng bá sản phẩm OCOP hoặc xúc tiến thương mại của tỉnh, giữa rất nhiều hàng hóa nông sản các địa phương, người tiêu dùng rất ưa chuộng và tìm mua “Bưởi đường Nhà Triệu” của Hợp tác xã Nông - lâm nghiệp, dịch vụ Bưởi đường Chiềng Ken, huyện Văn Bàn.

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ và vừa (chiếm 98%), khả năng tiếp cận vốn ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế.

Kinh tế tư nhân với khát khao bứt phá và phát triển

Kinh tế tư nhân với khát khao bứt phá và phát triển

“Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, có trách nhiệm xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại và góp phần xây dựng một Việt Nam năng động và hội nhập quốc tế

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Lào Cai hưởng ứng Giờ trái đất 2025

Với thông điệp “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”, Giờ Trái đất 2025 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang các phương thức phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, hướng tới một tương lai xanh cho hành tinh. Sự kiện tắt đèn trong 1 giờ hưởng ứng Giờ Trái đất sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ Bảy, ngày 22/3/2025.

fb yt zl tw