Mùa “bát giác” tỏa hương

LCĐT - Ðêm qua trời có cơn mưa lớn, gió thổi đổ cả tấm bạt bên hông nhà được căng che củi, che ngô. Sau buổi sáng trồng ngô cho kịp mùa, giờ nghỉ trưa, anh Chúng ra nương ngó mấy cây hồi xem đám hoa sau đêm mưa gió bị rơi rụng nhiều hay ít. Anh dùng một thanh gỗ gõ cọc cọc lên những cây hồi đang thì son sắc. Qua đám lá, những “bông hoa” tám cánh xanh ngắt rụng xuống, tỏa thứ hương dịu dàng, thư thái.

Anh Lừu Seo Chúng bên những cây hồi 20 năm tuổi của gia đình.
Anh Lừu Seo Chúng bên những cây hồi 20 năm tuổi của gia đình.

Gia đình anh Lừu Seo Chúng, thôn Sín Chải B, xã Tả Ngài Chồ là một trong những hộ đầu tiên mang cây hồi về canh tác trên đất Mường Khương. Ở rẻo cao biên giới này, những ngôi làng người Mông, người Nùng, người Pa Dí… có mối quan hệ thân tình với những ngôi làng ở nước bạn Trung Quốc, chỉ cách nhau một đường biên. Cũng bởi lẽ ấy, khi thấy người dân bên nước bạn trồng cây hồi, có thương lái thu mua với giá cao, gia đình anh Chúng mang hồi về trồng.

Nhặt những “bông hoa” có tám cánh nhưng “không phải là hoa”, đưa lên mũi ngửi, anh Chúng giải thích: Gọi là hoa hồi nhưng thực chất đây là quả của cây hồi. Hoa hồi còn được gọi là “bát giác hương”, bởi quả trông giống như bông hoa có 8 cánh. Điều đặc biệt, có rất nhiều giống hồi bị lai tạo, nhưng hoa hồi chuẩn nhất, xịn nhất là loại có 8 cánh, giống cái tên “bát giác” của nó.

Cơn mưa rào đầu hạ tối hôm qua khiến hoa hồi nhà anh Chúng rụng nhiều. Là một trong những gia đình đầu tiên trồng hồi ở xứ này, gắn bó với cây hồi hai chục năm nay nhưng anh Chúng cũng không hiểu nhiều về cây trồng này. Anh không rõ vì sao hoa rụng. Theo anh Chúng, cứ độ sau tết Nguyên đán thì hoa hồi nở, mỗi cây có rất nhiều hoa và đậu nhiều quả. Thế nhưng, cứ tới độ tháng Tư là mùa hoa hồi rụng, cây hồi chỉ giữ lại cho mình những bông bát giác ưu tú nhất để tới tháng Tám thì cho thu hoạch. Ngày mới trồng, không rõ về kỹ thuật nên cây hồi của nhà anh trồng với mật độ dày như trồng sa mộc, mỡ, thế nên cây hồi cứ khẳng khiu mãi, tán xen vào nhau chẳng đậu nổi quả mỗi độ vào mùa. Sản lượng hồi của gia đình cũng không đáng kể. Mỗi mùa nương, gia đình anh lại chặt đi một vài cây hồi, chẳng nhớ rõ đã chặt đi mấy trăm cây hồi, mảnh nương này của gia đình anh giờ chỉ còn 25 cây.

Mùa “bát giác” tỏa hương ảnh 2
Kiểm tra sự sinh trưởng của diện tích hồi trồng mới tại thôn Sín Chải B.

Bằng ấy năm trồng hồi cũng là bằng ấy năm gia đình tự tìm đầu ra. Vì sản lượng ít, xung quanh Tả Ngài Chồ cũng chẳng có vùng hồi nên hoa hồi sau mỗi mùa thu hoạch, gia đình anh Chúng lại mang sang nước bạn bán nhỏ lẻ cho những mối gom mua qua đường ngoại giao nhân dân. Có những năm, thậm chí cây hồi cứ bỏ không trên nương mà lặng lẽ tỏa hương bởi chẳng ai thu hoạch. Như mùa hồi năm nay, anh Chúng vạch trong tàn lá dưới mặt đất, nhặt lên những cánh hồi đã khô của mùa năm ngoái. Anh Chúng bảo: Mang cái này về nấu thịt bò, thịt bò mà nấu với hoa hồi thì ngon xuất sắc!

Hai mươi năm qua đi, những cây hồi của gia đình anh Chúng chẳng mấy khi xuất bán vì không ai đặt mua nên chỉ phục vụ nhu cầu làm gia vị của gia đình. Hoa hồi để hầm thịt bò, nấu xốt vang, nấu thắng cố, ninh với nước dùng, xay cùng bột ớt, làm đậu xị… Những món ăn đặc trưng của người vùng cao đều cần thêm hương của bông hoa 8 cánh cho tròn vị. Thế nhưng, nếu chỉ dùng làm gia vị thì nhu cầu sử dụng hoa hồi là không nhiều nên gia đình anh chẳng mấy khi ngó ngàng tới đám hồi, chỉ thi thoảng thu, nhặt ít quả về dùng dần. 25 cây hồi còn lại, có những cây thực sự là “bát giác” với bông hồi 8 cánh đặc trưng, có những cây bị lai, có khi lên tới 12 đến 15 cánh, không phải loại có chất lượng tốt nhất. Nhưng khi hồi bị chặt bớt, mật độ cây giảm nên năng suất tăng vì cây đậu được nhiều quả hơn. Anh Chúng nhen nhóm ý tưởng trồng hồi làm cây che bóng trên những nương sa nhân hoặc trồng vào những diện tích đất không thể trồng ngô để tạo những tán rừng thưa che bóng mà lại có thêm nguồn thu từ hồi. Hiện nay, mỗi cân hoa hồi khô có thể bán được 600 nghìn đồng đến 700 nghìn đồng.

Mùa “bát giác” tỏa hương ảnh 3
Người dân Mường Khương kỳ vọng cây hồi cho thu nhập ổn định.

Những năm gần đây, Mường Khương “sốt” lên bởi cây hồi. Nhiều diện tích bắt đầu được đưa vào quy hoạch và bắt đầu trồng thử nghiệm với sự tài trợ của Trung tâm Hợp tác xúc tiến lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO). Là Trưởng thôn Sín Chải B, anh Lừu Seo Hoa mạnh dạn trồng 1 ha hồi. Theo anh Hoa, cây hồi đang là loại cây được chính quyền địa phương khuyến khích trồng, quy hoạch thành vùng hàng hóa để tạo ra sản phẩm, bán cho những doanh nghiệp lớn, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài. Hoa hồi sẽ không chỉ làm gia vị cho những món ăn vùng cao nữa mà có thể “cất cánh”, được chiết xuất làm hương liệu, dược liệu… “Người dân chúng tôi đang rất hy vọng vào cây hồi”, anh Hoa nói.

Tại Tả Ngài Chồ, cây hồi được trồng tại các thôn Tả Lủ, Sín Chải A, Sín Chải B, Bản Phố khoảng 10 ha. Việc phát triển cây hồi thành cây hàng hóa cũng là định hướng của xã Tả Ngài Chồ nói riêng và huyện Mường Khương nói chung. Có những kỳ vọng lớn lao đặt lên những bông hoa tám cánh tỏa hương giữa mảnh đất biên cương nắng gió này. Sau này, cây hồi sẽ xuất khẩu. Sau này, cây hồi sẽ được chế biến thành những sản phẩm có giá trị rất cao, sẽ có những nhà máy, có những công ty liên kết với người dân Mường Khương tạo nên chuỗi giá trị từ cây hồi…

Giữa muôn vàn kỳ vọng lớn ấy, mùa hoa hồi năm nay, anh Chúng vẫn lên nương và ngẩn ngơ nhìn đám hoa hồi rụng sau tiếng gõ nhẹ cọc cọc lên thân cây mà chưa hiểu vì sao hoa hồi rụng… Người trồng hồi nuôi hy vọng mỗi vụ hồi, mỗi cây hồi cho thu vài chục cân, hàng tạ hồi nhưng thực tế, mỗi cây hồi nhà anh Chúng mới cho thu khoảng 8 đến 9 kg bởi tháng Tư hoa rụng nhiều. Anh Chúng mong khi cây hồi được trồng thành vùng hàng hóa, sẽ có những chuyên gia về cây hồi đến đây, hướng dẫn kỹ thuật và lý giải vì sao hoa rụng và làm cách nào để giữ nhiều hoa nhất trên cây. Chẳng biết rồi hương hồi sẽ “bay xa” được tới đâu nhưng bởi có niềm tin vào chính quyền địa phương, bởi mong muốn góp phần tạo nên những loại hàng hóa có xuất xứ từ mảnh đất quê hương, người dân Mường Khương mạnh dạn đặt những cây hồi non xuống đất, gửi vào đó khát vọng đưa hương hồi bay xa…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

fb yt zl tw