Mù Cang Chải - Nơi đến để khám phá

Mù Cang Chải đã nức tiếng cả nước và cả thế giới về Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang. Giờ đây, đến Mù Cang Chải chính là tìm đến nơi để “chơi”, để khám phá, để thử sức mình.

Ngày càng có đông đảo du khách tìm đến chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp ở miền danh thắng Mù Cang Chải.
Ngày càng có đông đảo du khách tìm đến chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp ở miền danh thắng Mù Cang Chải.

Dọc theo quốc lộ 32, xã Cao Phạ được coi là nơi đánh dấu nấc thang đầu tiên trong những nấc thang vàng của Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Cánh đồng Cao Phạ nên thơ là nơi buộc du khách phải sững sờ trong hành trình ngược đèo Khau Phạ - địa danh được xếp thứ hai trong “Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam cao tới gần 1.500 mét, dài hàng chục ki-lô-mét, uốn lượn ôm ngang sườn núi cao, cứ thế vòng lên mãi.

Những thửa ruộng bậc thang rực vàng trong nắng thu. Những "mâm vàng" tròn xoe trên đỉnh là thửa ruộng chín vàng hiện lên giữa núi rừng xanh ngắt; từng bậc ruộng nối tiếp nhau đổ từ trên cao xuống như chiếc cầu thang vàng mời gọi người trần gian lên trời; hòa cùng với màu sắc thiên nhiên là sắc màu rực rỡ váy áo thổ cẩm của những chàng trai, những cô gái Mông ẩn hiện trên những thửa ruộng, những nếp nhà lưng chừng núi thơm mùi khói bếp; là nụ cười hồn nhiên, ánh mắt trong veo của những cô, cậu bé chăn trâu…

Những người say mê nghệ thuật nhiếp ảnh đang “săn” những khoảnh khắc đẹp nhất ruộng bậc thang Mù Cang Chải khi mùa lúa chín.
Những người say mê nghệ thuật nhiếp ảnh đang “săn” những khoảnh khắc đẹp nhất ruộng bậc thang Mù Cang Chải khi mùa lúa chín.

Gần 3.000 ha ruộng từ xã Cao Phạ, lên La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, đến Chế Cu Nha, rồi tít lên Khao Mang, Lao Chải đều đang vào kỳ chín rộ. Mù Cang Chải là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà nhiếp ảnh từ khắp mọi miền đất nước đến đây để tìm cho mình những góc ảnh đẹp của những thửa ruộng sóng lúa vùng cao Tây Bắc; là điểm đến của những người trẻ tuổi “thích phượt” mạo hiểm khám phá, săn tìm cảnh đẹp, muốn tận mắt ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ.

Sớm mai quyến rũ trên những "nấc thang vàng"ở Mù Cang Chải.
Sớm mai quyến rũ trên những "nấc thang vàng"ở Mù Cang Chải.

Còn các vị khách yêu thích du lịch quốc tế, Việt kiều từ nước ngoài về thì lại có được những giờ phút “tĩnh lặng” cho riêng mình để ngắm nhìn đến mê say những thửa ruộng bậc thang đẹp đến đắm đuối lòng người, để hít thở không khí trong lành của núi rừng nguyên sơ, để cảm nhận những vẻ đẹp văn hóa của những tộc người sinh sống và tạo dựng nên vẻ đẹp mảnh đất này. Ngẩn ngơ trước vẻ kỳ vĩ, chàng nghệ sĩ lại nâng ống kính thu vào khuôn hình hết nấc thang này đến nấc thang khác, đuổi theo cả những nấc thang xanh, vàng cuốn tận trong mây. Rồi sau đó, lại cùng đồng bào gặt lúa. Gặt, đập lúa, tuốt, sàng sảy hay thử cùng đẩy những bao lúa, thành quả của một mùa lao động ngược núi về nhà.

Tiếp nữa, du khách lại được cùng hòa mình trong các sân chơi thể thao truyền thống của những chàng trai, cô gái người Mông. Những trò dân gian như: đánh quay, bắn nỏ, kéo co, tung còn sẽ tạo cơ hội để du khách chia sẻ với người dân bản địa về những gì riêng có trong không gian vàng ruộm sắc thu của những thửa ruộng bậc thang hòa giữa đại ngàn xanh thẳm.

Múa khèn! Nên gọi múa khèn là môn thể thao thì mới đúng! Cây khèn là nhạc cụ độc đáo, có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào mà tạo ra tiết tấu của âm thanh. Người múa khèn theo nhịp thổi mà đưa chân, nhảy lướt, quay đổi chỗ, nhảy ngang đạp chân, bước trườn, bước lượn, đánh chân tại chỗ, quay di động, quay nhích gót, đá gót chân… Nhiều động tác khó, thế nên cây khèn là thứ chỉ gắn liền với người con trai Mông mỗi khi lên nương hay xuống chợ. Thử, và học khèn là một thử thách không nhỏ nhưng cuốn hút du khách ưa khám phá. Và sẽ vô cùng sung sướng khi biết rằng, đến với Tuần Văn hóa - Du lịch khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016, mọi người sẽ được thưởng thức màn múa khèn do hàng trăm chàng trai người Mông biểu diễn. Thật là một dịp hiếm có và hứa hẹn nhiều ấn tượng!

Đến Mù Cang Chải là đến để khám phá. Chẳng ai không háo hức khi biết rằng, cách trung tâm huyện chừng 13 cây số có bãi khắc đá cổ Lao Chải. Những nét khắc đá hình thù giống ruộng bậc thang đưa ra nhiều giả thuyết còn phải tìm hiểu, phân tích, nhưng điều đó chứng tỏ phần nào, người Mông cư trú nơi đây từ rất sớm và là chủ nhân lâu đời của ruộng bậc thang. Muốn thử mình nữa, du khách hãy vào khám phá “Phiên chợ vùng cao” để rồi xem và tham gia hội thi giã bánh dày. Vào chợ tham quan nông thổ sản. Mấy ai đến đây mà không ăn thử để cảm nhận hương vị thơm chua của quả táo mèo (sơn tra), nếm một chút rượu thóc thơm nồng rồi mua lấy ít nhiều làm quà quý cho người thân. Vào chợ để đồng bào trình diễn nghề rèn, nghề dệt thổ cẩm và đan lát truyền thống cho mà xem. Ai có sức thì thử kéo bễ hay quai vài nhát búa để tạo nên những nông cụ.

Biểu diễn dù lượn trên đỉnh đèo Khau Phạ.
Biểu diễn dù lượn trên đỉnh đèo Khau Phạ.

Lạ nhất là hoạt động dù lượn tổ chức trên đỉnh đèo Khau Phạ vào mỗi mùa lúa chín. Bốn năm qua, dù lượn đã trở thành điểm nhấn và thu hút đông đảo du khách tham gia ngắm cảnh lúa chín từ trên cao cùng với các vận động viên dù lượn. Năm 2016, hoạt động này đã được nâng lên thành Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng” thu hút sự tranh tài của trên 70 vận động viên. Các điểm dừng chân trên đèo, những chòi quan sát dù lượn và ngắm ruộng bậc thang, cũng như việc phục vụ ăn uống cho du khách đã được chuẩn bị chu đáo.

Đến với vùng danh thắng Mù Cang Chải! Bao nhiêu thời gian cũng là không đủ với du khách gần xa. Các hoạt động du lịch đang hình thành theo mùa như mùa nước đổ, mùa hoa cải, màu hoa tam giác mạch, mùa hoa tớ dảy và tiến tới có thể tổ chức các hoạt động du lịch quanh năm. Khèn Mông vẫn đang réo rắt trên những triền núi như níu giữ chân người như mời gọi du khách đến với miền danh thắng.

Báo Yên Bái

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw