Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nay thuộc tỉnh Tuyên Quang, việc tiếp đón du khách sẽ linh hoạt, nhanh chóng hơn trước

Sau khi sáp nhập địa giới hành chính cấp xã, Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nằm trên địa bàn xã Lũng Cú, tỉnh Tuyên Quang.

Sau khi sáp nhập địa giới hành chính cấp xã, Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nằm trên địa bàn xã Lũng Cú, tỉnh Tuyên Quang.

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú mới, được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã, Lũng Cú, Lũng Táo và Má Lé (cả ba xã đều thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang trước đây).

Sau khi thành lập, xã Lũng Cú có diện tích 95,20 km2 với quy mô dân số 15.155 người. Xã Lũng Cú mới giáp với xã Đồng Văn và xã Sà Phìn (tỉnh Tuyên Quang).

Trung tá Nguyễn Xuân Hưng, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết, Cột cờ Quốc gia Lũng Cú do đơn vị trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Ban Quản lý di tích Cột cờ Quốc gia Lũng Cú thuộc Phòng Văn hoá huyện Đồng Văn đảm nhiệm việc hướng dẫn, điều tiết du khách và tổ chức bán vé. Nay công tác quản lý được chuyển giao về xã, giúp lực lượng Biên phòng phối hợp nhanh chóng, hiệu quả hơn với chính quyền địa phương.

Thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú.
Thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú.

Trước đó, sáng 1/7, đơn vị đã tổ chức trang trọng nghi lễ thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đây là nghi lễ chính trị đầu tiên khi đơn vị hành chính mới chính thức đi vào hoạt động, đồng thời là hoạt động giáo dục truyền thống, tiếp thêm tinh thần trách nhiệm cho cán bộ và người dân nơi biên giới.

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, Đồn Biên phòng Lũng Cú đang triển khai 22 mô hình hỗ trợ địa phương như xóa nhà tạm, xóa mù chữ, “con nuôi đồn Biên phòng”, bò giống luân chuyển... Chương trình “Thầy giáo quân hàm xanh” đang giúp hơn 523 người dân biết đọc, biết viết, giúp người dân sớm tiếp cận phổ cập "Bình dân học vụ số", theo Chương trình mục tiêu Quốc gia. Ngoài ra, 18 đảng viên của Đồn được phân công phụ trách các thôn trọng điểm tại khu vực Biên giới, giúp gần gũi hơn với thôn, bản.

"Đơn vị hành chính cấp xã mới được thành lập, với đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, tôi tin tưởng sẽ giúp kinh tế, trật tự xã hội trên địa bàn biên giới được nâng cao hơn", Trung tá Hưng chia sẻ.

Cột Cờ Lũng Cú nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, cách điểm cực Bắc Việt Nam khoảng 3,3 km đường chim bay. Cột cờ được xây dựng theo mô hình Cột cờ Hà Nội, có tổng chiều cao 34,85m, lá cờ rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận, đoàn kết trên lãnh thổ Việt Nam.

Phần thân cột được thiết kế theo hình bát giác, gắn 8 hình trống đồng và 8 bức phù điêu bằng đá xanh minh hoạ các giai đoạn qua từng thời kỳ lịch sử của đất nước cũng như con người và phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc tại Hà Giang (cũ).

tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Presstrip - cơ hội “vàng” quảng bá du lịch Lào Cai

Không đơn thuần là một chuyến đi trải nghiệm, chương trình khảo sát thực tế dành cho báo chí (presstrip) trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 đã trở thành nhịp cầu kết nối giữa truyền thông và ngành du lịch. Presstrip là cơ hội “vàng” để các sản phẩm du lịch đặc trưng của Lào Cai được truyền thông sâu rộng hơn trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

fb yt zl tw