''Một đời người một rừng cây'' có lời tiếng Anh, Pháp

Từng mang đến "vẻ đẹp mới" cho ca khúc Hương xưa (chuyển sang lời Anh để biểu diễn trong Duyên dáng Việt Nam tại Singapore năm 2007), nhạc sĩ Paulina Nguyễn (Giáng Tiên) vừa chuyển ngữ thêm bài hát Một đời người một rừng cây (của nhạc sĩ Trần Long Ẩn) sang tiếng Anh và Pháp.
Từ Mỹ, tác giả Giáng Tiên cho biết chị được đạo diễn Hải Ninh "đặt hàng" chuyển ngữ ca khúc này cho chương trình Về lại miền thương - họp mặt cựu học sinh Năng khiếu Cần Thơ. Ý tưởng chuyển ngữ này bắt nguồn từ việc các cựu học sinh (chuyên ngoại ngữ, hiện sinh sống và làm việc ở các nước Pháp, Mỹ, Úc…) mong muốn phổ biến rộng rãi hơn bài hát nhiều ý nghĩa này bằng ngôn ngữ khác, bên cạnh lời Việt. Ê kíp thực hiện cũng đến xin phép nhạc sĩ Trần Long Ẩn và được ông vui vẻ đồng ý cũng như chuyển lời cảm ơn tác giả chuyển ngữ Giáng Tiên.
 
Bản lời Anh, Pháp của Một đời người một rừng cây do nhạc sĩ Giáng Tiên chuyển ngữ
"Ban đầu tôi chỉ nhận chuyển ngữ 1/2 bài thôi, vì ca khúc này dài và không dễ dịch. Rốt cuộc khi bắt tay vào lại cao hứng làm một mạch xong luôn cả bài hát qua tiếng Anh và tiếng Pháp", Giáng Tiên thổ lộ.
Theo chị, bài hát Một đời người một rừng cây mang nhiều triết lý sống, lại thêm cấu trúc câu từ lặp đi lặp lại nên khó để "chuyển ngữ sao cho nghe không nhàm chán". "Về những nội dung triết lý dĩ nhiên là khó hơn vì phải dùng những câu từ, cách nói theo văn hóa Tây phương nhưng vẫn phải hàm ý giống với câu văn có cùng triết lý đó trong tiếng Việt. Thí dụ câu "Phải chăng may nhờ rủi chịu, phải chăng trong đục cũng đành", nếu dịch sát từng chữ thì thứ nhất sẽ không giống cách thể hiện của người phương Tây cho chính nội dung như vậy, thứ nhì câu cú sẽ không vừa vặn với giai điệu hay nhịp điệu. Còn như câu "Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai", tôi phải dùng 2 cách thể hiện khác nhau trong phiên bản tiếng Anh và tiếng Pháp vì không thể làm khác đi. Tuy nhiên, chuyển ngữ của câu này trong tiếng Anh hay tiếng Pháp cũng vẫn thể hiện nội dung mà tác giả đặt trong câu tiếng Việt đó", chị chia sẻ.
Tác giả chuyển ngữ cũng cho biết thêm: "Sau khi nghe các ca sĩ hát demo (thu âm thử) lời Anh, Pháp, với phần hòa âm của nhạc sĩ Đức Trí, tôi thật bất ngờ, nhất là bản tiếng Pháp của ca sĩ Julie Thanh Nguyên, vì cô ấy hát hay ngoài mức tôi mong đợi. Giọng hát của Julie Thanh Nguyên đã làm cho bản dịch hay và đẹp lên rất nhiều".
Tác giả Giáng Tiên thổ lộ: "Việc chuyển ngữ ca khúc là thử thách vượt qua chính mình, làm tôi thấy rất thú vị, có chút gì đó tự hào với bản thân…". Ngoài Hương xưa (Cung Tiến), chị cũng đã chuyển ngữ một vài tình khúc VN khác như: Cô đơn của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Dĩ vãng của nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn...
(Theo TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

fb yt zl tw