Mô hình nhỏ - ý nghĩa lớn

LCĐT - Tận dụng phòng thực hành không sử dụng đến, đoàn viên Trường THPT số 2 huyện Bát Xát đã “phù phép” thành vườn nấm rơm đẹp mắt. Từ khu vườn này, Đoàn Thanh niên trường có nguồn quỹ để tổ chức các hoạt động xã hội.

Vừa kết thúc tiết học cuối cùng trong ngày, dưới sự phân công của Bí thư Đoàn trường, đoàn viên Trường THPT số 2 huyện Bát Xát đã nhanh chân tới vườn nấm để ủ rơm, làm phôi nấm. Phùng Tả Mẩy, Chi đoàn lớp 11A2 cho biết: Là đoàn viên, được đóng góp một phần công sức vào hoạt động ý nghĩa này, em thấy rất vui. Không chỉ mang lại giá trị vật chất, mô hình trồng nấm còn đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho chúng em. Những sản phẩm do chính chúng em làm ra giúp bữa cơm được cải thiện, có đủ sức khỏe để học tập.

Em Vàng Láo Lở, Chi đoàn lớp 11A2 cũng bộc bạch: Em rất vui khi số tiền do mình cùng các bạn chung sức tạo nên có thể giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong trường. Nhờ đó, hoạt động Đoàn trường thêm hấp dẫn, sôi động và ý nghĩa hơn.

Mô hình “Ngôi nhà 200 đồng” là một trong những cách làm hay để gây quỹ đoàn.
Mô hình “Ngôi nhà 200 đồng” là một trong những cách làm hay để gây quỹ đoàn.

Kết thúc buổi lao động, những đôi tay, đôi chân lấm lem đất nhưng khuôn mặt ai cũng rạng ngời. Không lâu nữa, những bầu nấm kia sẽ cho thu hoạch, góp phần làm giàu nguồn quỹ Đoàn trường, tạo nguồn động viên tiếp bước đến trường cho những học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Theo chị Nguyễn Thị Loan, Bí thư Đoàn Thanh niên Trường THPT số 2 huyện Bát Xát, trường hiện có 571 đoàn viên, trong đó còn nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, nhà trường luôn phát động hoặc tổ chức các chương trình gây quỹ nhằm giúp đỡ các em có thêm động lực tiếp tục đến trường và học tập tốt. Tháng 11/2019, mô hình trồng nấm được thực hiện thí điểm và thành công. Đến năm học 2020 - 2021, Đoàn trường đã liên hệ, phối hợp với thầy Hoàng Mạnh Giang, giáo viên Sinh học, phụ trách bộ môn Nghề và chuyên gia từ Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục thường xuyên tỉnh mở rộng quy mô của mô hình với hơn 500 bầu nấm.

Sau các tiết học, các đoàn viên cùng xuống vườn chăm sóc, thu hoạch nấm. Tham gia mô hình, các em biết cách tận dụng, tái sử dụng phế phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, thân ngô, mùn cưa…) để tạo ra thu nhập, từ đó có thể áp dụng phát triển kinh tế cho gia đình mình. “Lượt thu hoạch đầu tiên được 327 kg nấm, bán được hơn 12 triệu đồng. Sau khi thu hoạch, nấm chủ yếu được bán cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và người dân trên địa bàn xã Bản Vược với giá 35.000 - 40.000 đồng/kg; một phần sử dụng phục vụ bữa ăn của học sinh bán trú. Số tiền thu được, Đoàn trường sử dụng để tặng quà đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và phục vụ các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng do Đoàn trường hưởng ứng và phát động” - chị Loan cho biết.

Mô hình trồng nấm trong năm học 2020 - 2021 giảm, bằng 30% diện tích so với năm học trước do nhà trường phải sử dụng một phần diện tích phòng trồng nấm để cải tạo làm phòng bảo vệ và tiếp dân. Ngoài mô hình trồng nấm gây quỹ, Đoàn trường còn triển khai một mô hình gây quỹ khác, đó là mô hình “Ngôi nhà 200 đồng”. Đoàn trường cũng tổ chức nhiều hoạt động xã hội như vẽ tranh tường cổ động bảo vệ môi trường; trồng và chăm sóc cây quế; hoạt động sinh hoạt tập thể, văn nghệ, thể thao, góp phần nâng cao đời sống thể chất và tinh thần cho đoàn viên; tổ chức hội thảo, cuộc thi tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng nghiệp cho đoàn viên…

Nhờ những cách làm sáng tạo để gây quỹ đoàn, đóng góp cho các hoạt động xã hội, năm 2020, Đoàn Thanh niên Trường THPT số 2 huyện Bát Xát được nhận Giấy khen của Huyện đoàn Bát Xát. Câu chuyện trồng nấm gây quỹ Đoàn của Trường THPT số 2 huyện Bát Xát đã được nhiều đoàn trường lân cận đến tham quan và học hỏi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Những tiết học “không biên giới”

Những tiết học “không biên giới”

Với chiếc laptop có kết nối internet, giáo viên tiếng Anh - Trần Thị Thu Nga đã đưa học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) “phá vỡ 4 bức tường” của lớp học truyền thống, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý để kết nối, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

fb yt zl tw