Madagascar phải tiến hành tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vòng 2

Ngày 17/11, Ủy ban Bầu cử độc lập quốc gia (INEC) Madagascar thông báo, hai cựu Tổng thống nước này là ông Andry Rajoelina và ông Marc Ravalomanana đã không giành được tỷ lệ ủng hộ đa số quá bán trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra hôm 7/11 vừa qua và phải tiếp tục tranh cử ở vòng 2.
Theo kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống vòng 1, ứng cử viên Rajoelina dẫn đầu với 39,19% số phiếu ủng hộ, đứng thứ 2 là ứng cử viên Ravalomanana với 35,29% số phiếu.
Như vậy, hai ứng cử viên này sẽ phải trải qua vòng bỏ phiếu thứ 2 dự kiến vào ngày 19/12 tới.
Có hơn 9,9 triệu cử tri đăng ký tham gia bỏ phiếu tại 24.582 điểm bỏ phiếu trên toàn Madagascar để chọn ra một trong số 36 ứng cử viên tổng thống. 
Các phái bộ ngoại giao và các tổ chức quốc tế như Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia giám sát cuộc bầu cử này.
Trước khi cuộc bầu cử diễn ra, ông Rajoelina và ông Ravalomanana là 2 trong số 3 ứng cử viên được giới quan sát đánh giá có triển vọng nhất.
Sau cuộc bầu cử năm 2013, Madagascar với dân số 25 triệu người này đã duy trì được sự ổn định chính trị tương đối, nền kinh tế bắt đầu phục hồi. 
Tuy nhiên, Madagascar vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Phi khi có tới 80% dân số sống dưới 2 USD/ngày.
(Theo TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Cấm xe xăng vào trung tâm: Các thành phố lớn trên thế giới đã làm thế nào?

Lần đầu tiên, thủ đô Hà Nội xác lập mốc thời gian cụ thể để “chia tay” với xe máy chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại khu vực trung tâm thành phố. Đây là một bước ngoặt lớn trong chính sách môi trường đô thị, đồng thời là phép thử thực sự cho khả năng chuyển đổi công bằng và hiệu quả sang hệ thống giao thông xanh.

Tăng tốc hành động vì con người

Tăng tốc hành động vì con người

Năm 2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết toàn diện các thách thức phát triển toàn cầu - từ xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu đến thúc đẩy bình đẳng giới. Sau 2/3 chặng đường, báo cáo SDG mới nhất đã phác họa một bức tranh tổng quan rõ nét: bên cạnh những thành quả đáng khích lệ, thế giới vẫn còn đối mặt với những rào cản nghiêm trọng, khiến lộ trình về đích năm 2030 trở nên gian nan.

fb yt zl tw