Lực đẩy sinh kế cho bà con DTTS ở Lào Cai

Thời gian qua, các huyện miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Lào Cai được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương hết sức quan tâm và có nhiều chính sách ưu tiên.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhờ đó, các địa phương đã có bước phát triển to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã HTX được xem là một trong những mô hình kinh tế phát triển thành công, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS nơi đây.

Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới gồm 25 dân tộc, trong đó DTTS chiếm khoảng 66,2% dân số, sống phân bố ở 138 xã, phường, thị trấn. Do vậy, ưu tiên đầu tư, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và phát huy vai trò của đồng bào DTTS luôn được tỉnh Lào Cai xác định là nhiệm vụ trọng tâm.

Nhiều chuyển biến rõ nét từ khu vực KTTT, HTX

Si Ma Cai – huyện xa xôi nhất của tỉnh Lào Cai, những năm qua có chuyển biến tích cực nhờ những chính sách giảm nghèo hiệu quả, trong đó có những đóng góp tích cực của các HTX trong vùng đồng bào DTTS.

Những năm qua, để giúp người dân, đặc biệt là người DTTS thoát nghèo bền vững, huyện đã chủ động hình thành, nhân rộng các loại cây trồng thế mạnh. Đồng thời, thúc đẩy các HTX trở thành “bệ đỡ” cho các hộ sản xuất.

Mô hình HTX được đánh giá là một trong những mô hình kinh tế phát triển thành công, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS ở Lào Cai.

HTX Nông nghiệp Bản Mế, xã Bản Mế, đang là một trong những điểm sáng gây ấn tượng mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên vùng núi đá Si Ma Cai, với mô hình trồng rừng và sản xuất cây giống.

Anh Hoàng Seo Chẩn, dân tộc Mông, người sáng lập, Giám đốc HTX Bản Mế, cho biết HTX được thành lập từ năm 2017, đến nay đã cung ứng cho người dân hơn 40 vạn cây quế giống, hàng chục vạn cây giống chất lượng cao khác như cây trẩu (một loại cây dược liệu), sưa đỏ…

Nhờ hoạt động tốt, HTX Bản Mế liên tục duy trì đà tăng trưởng nhanh, vững vàng. Hiện, HTX đang thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động chính thức, mức thu nhập bình quân 7 – 10 triệu đồng/người/tháng, hơn 40 lao động thời vụ, đa số là thanh niên và phụ nữ người DTTS trong vùng, với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ có HTX Bản Mế, ở Si Ma Cai còn có HTX Nông nghiệp và dịch vụ Si Ma Cai, xã Cán Cấu. Mô hình sản xuất của HTX đã liên kết được "4 nhà", tạo thành chuỗi giá trị sản xuất cây dược liệu.

Hiện, sản phẩm chủ lực của HTX là cây bạc hà đã được doanh nghiệp Nhật Bản kí kết hợp đồng thu mua để phục vụ chế biến tinh dầu và trà. Nhờ trồng bạc hà, nhiều hộ gia đình tại xã Cán Cấu đã có thu nhập ổn định. Nhiều người dân không phải tha hương để mưu sinh.

Trước đây, cây bạc hà đã có tại xã Cán Cấu, nhưng diện tích còn nhỏ hẹp vì chủ yếu phát triển tự nhiên. Mô hình liên kết phát triển vùng nguyên liệu bạc hà do HTX Si Ma Cai đóng vai trò cầu nối đã giúp mở rộng diện tích cây bạc hà, tạo nguồn hàng hóa có giá trị lớn.

HTX đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh

Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn của HTX Tả Phìn Xanh, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, được xây dựng trên mảnh đất sơn thủy hữu tình ngay giữa trung tâm xã Tả Phìn.

Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã đầu tư xây dựng toàn bộ chuỗi sản phẩm du lịch để hướng đến mục tiêu đối tượng phục vụ là khách du lịch hạng trung. Khu sinh thái được thiết kế, quy hoạch thành những chuỗi dịch vụ khép kín.

Năm 2019, sản phẩm dịch vụ du lịch “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” của HTX được xướng danh là 1 trong 10 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, đây cũng là sản phẩm dịch vụ du lịch đầu tiên của tỉnh đạt sản phẩm OCOP 4 sao.

Anh Trần Chí Thành, Giám đốc HTX chia sẻ, khu sinh thái này đã gắn chặt các sản phẩm du lịch với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc bản địa.

Anh Thành cho biết, đến với “sân chơi” OCOP, bản thân anh ban đầu cảm thấy mới mẻ và chưa định hình rõ hướng đi. Tuy nhiên, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, cùng sự kiên trì, tích cực tìm tòi, học hỏi của bản thân, sản phẩm dịch vụ của HTX ngày càng hoàn thiện, đáp ứng các tiêu chí và được Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh chấm 4 sao.

Anh Thành hy vọng, với việc sản phẩm “Khu sinh thái vườn đá Tả Phìn” được công nhận là sản phẩm dịch vụ du lịch OCOP đầu tiên của tỉnh sẽ tiếp thêm động lực để các địa phương, HTX khác tiếp tục quan tâm, đầu tư thêm nhiều sản phẩm OCOP khác.

HTX đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai.

Lãnh đạo UBND xã Tả Phìn đánh giá, khu sinh thái vườn đá Tả Phìn đã gắn kết chặt chẽ các sản phẩm dịch vụ du lịch với việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Việc được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP đã mang lại nhiều lợi ích cho HTX trong việc đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm theo tiêu chí OCOP. Chính điều này tạo sự tin tưởng cho du khách khi sử dụng dịch vụ và các sản phẩm có rõ nguồn gốc xuất xứ. Tiêu chuẩn OCOP giúp nâng cao giá trị của điểm đến, giúp sản phẩm phát triển bền vững hơn và trở thành địa chỉ tin cậy cho khách du lịch. HTX đã và đang giải quyết việc làm cho bà con DTTS nơi đây, bà con có thu nhập, giúp xóa đói, giảm nghèo.

Hình thành các mô hình đặc trưng

Vùng đồng bào DTTS ở Lào Cai có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế so sánh trong phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, vùng đồng bào DTTS còn là vùng văn hóa đa dạng với nhiều sắc thái văn hóa đặc sắc, hấp dẫn. Đây là nguồn lực văn hóa giàu giá trị, trực tiếp tạo nên các sản phẩm du lịch di sản mang tính đặc thù, như sản phẩm du lịch mang dấu ấn người Mông, người Dao, người Xa Phó, người Tày trên đỉnh núi Sa Pa..., những khu ruộng bậc thang kỳ vĩ ở Bát Xát.

Các loại hình canh tác trên nền đất dốc, trên ruộng bậc thang hay những thung lũng ven sông, ven suối đều tạo ra vẻ đẹp hấp dẫn của du lịch trải nghiệm.

Ông Hà Văn Thắng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai đánh giá, với môi trường tự nhiên đa dạng, khí hậu đặc trưng, truyền thống văn hóa độc đáo giàu bản sắc của 25 nhóm DTTS, đã phát triển nhiều mô hình du lịch đặc trưng.

Đặc biệt là các mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái ở Lào Cai đã hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng như mô hình trồng các loại hoa phục vụ phát triển du lịch, mô hình tham quan ở thung lũng Mường Hoa (Sa Pa), mô hình ruộng bậc thang tại các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát.

Tiếp đến là mô hình du lịch nông trại trồng dâu tây, nấm hương, các loại quả như lê Tai Nung, mận Bắc Hà, quýt Mường Khương, hay như các mô hình tham quan tại trang trại nuôi cá tầm, cá hồi…

“Việc mở rộng các mô hình hoạt động du lịch đến các làng, bản đã tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng các DTTS, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân các địa phương. Theo kết quả điều tra của Sở Du lịch tỉnh, thu nhập bình quân từ du lịch cộng đồng tại Lào Cai đạt từ 25-35 triệu đồng/hộ/năm, cao gấp từ 7 - 12 lần so với các hộ không tham gia du lịch cộng đồng. Cá biệt, có hộ đạt thu nhập đến 100 triệu đồng/năm, góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo cho các nhóm DTTS, tạo thêm nguồn lực cho việc xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương”, ông Hà Văn Thắng chia sẻ.

Tạp chí Vnbusiness

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên Minh từng bước ổn định cuộc sống sau lũ dữ

Liên Minh từng bước ổn định cuộc sống sau lũ dữ

Trở lại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa) sau cơn lũ lịch sử cách đây hơn 2 tháng, dấu tích của sự tàn phá nặng nề vẫn còn đó, song Nhân dân cùng các cấp chính quyền đang từng bước vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả để mau chóng ổn định đời sống và sản xuất.

Phụ nữ xã Thẳm Dương nâng cao thu nhập với mô hình cốm “Khảu Tan Đón”

Phụ nữ xã Thẳm Dương nâng cao thu nhập với mô hình cốm “Khảu Tan Đón”

Thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, cùng với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, Hội Phụ nữ xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn) đã xây dựng mô hình Tổ liên kết sản xuất cốm “Khảu Tan Đón” do phụ nữ làm chủ. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình đã góp phần tăng giá trị canh tác đất cấy lúa lên gấp đôi và quan trọng hơn là nâng cao thu nhập cho hội viên phụ nữ.

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp

Sáng 24/11, tại Lào Cai, Chi cục Kiểm lâm vùng I chủ trì tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước và thi hành pháp luật về lâm nghiệp năm 2023 giữa Chi cục Kiểm lâm vùng I và Chi cục Kiểm lâm 19 tỉnh, thành phố, các Vườn Quốc gia khu vực phía Bắc.

Khát vọng làm giàu nơi vùng đất khó

Khát vọng làm giàu nơi vùng đất khó

Một lần có dịp ghé qua xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai), được người dân giới thiệu về loại chuối tiêu “ngon nhất Lào Cai”, tôi tò mò muốn tìm hiểu chủ nhân của trái cây này. Khi thưởng thức loại quả dân dã ấy, cảm nhận của tôi là hương vị của nó rất đặc biệt, ngọt đậm, thơm nồng.

Xây dựng nông thôn mới thông minh

Xây dựng nông thôn mới thông minh

Chương trình xây dựng nông thôn mới được xác định là hành trình có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Đích đến của chương trình là những nấc thang, từ nông thôn mới đến nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới thông minh...

Nhiều kết quả trong giảm nghèo ở Nậm Chày

Nhiều kết quả trong giảm nghèo ở Nậm Chày

Từ đầu năm đến nay, xã Nậm Chày (Văn Bàn) giảm thêm 38 hộ nghèo, nâng thu nhập bình quân đạt 30 triệu đồng/người/năm. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với xã nằm trong danh sách 10 xã nghèo nhất tỉnh.

Phiên chợ văn hoá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại Mường Khương

Phiên chợ văn hoá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại Mường Khương

Tối 17/11, UBND huyện Mường Khương phối hợp với Sở Công thương, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức khai mạc “Phiên chợ văn hoá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại huyện Mường Khương năm 2023” và công bố Quyết định, đón Bằng xếp hạng di tích quốc gia, cấp tỉnh; Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn huyện Mường Khương.

Đảng bộ huyện Mường Khương: Dấu ấn nửa nhiệm kỳ

Đảng bộ huyện Mường Khương: Dấu ấn nửa nhiệm kỳ

Thực hiện thông điệp của tỉnh là “Đoàn kết - kỷ cương - thích ứng linh hoạt - phát triển toàn diện”, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt và khát vọng vươn lên, sau nửa nhiệm kỳ, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc huyện Mường Khương đã giành được nhiều kết quả ấn tượng, toàn diện trên các lĩnh vực.

Lào Cai thuộc tốp các địa phương có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất cả nước

Lào Cai thuộc tốp các địa phương có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất cả nước

Theo khảo sát mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, tỉnh Lào Cai xếp thứ 5 trong số 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhất cả nước giai đoạn 2006 - 2021. Tiếp nối kết quả đạt được ở giai đoạn trước, triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (với tiêu chí được nâng lên), Lào Cai tiếp tục đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3 - 5%/năm trở lên theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều.

Bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông

Bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông

Thời điểm này, những hộ chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh đang tu sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn, phòng, chống dịch bệnh… để bảo vệ đàn vật nuôi khi mùa đông đến.

Thăm "viện lúa" có một không hai trên thế giới

Thăm "viện lúa" có một không hai trên thế giới

Gọi "viện lúa" cho sang, chứ đó chỉ là căn nhà đơn sơ, nằm nép mình trong khoảnh ruộng 3.000m2. Muốn ra "viện lúa", phải đi ngoằn ngoèo theo con đường mòn ở xã Tân An, TX. Tân Châu (tỉnh An Giang). Với góc nhìn của người bình thường, nơi đây chẳng có gì đáng xem, nhưng với nông dân yêu quý từng hạt lúa, đây lại là "thiên đường".

Tạo đà cho nông nghiệp hàng hóa ở Mường Khương phát triển

Tạo đà cho nông nghiệp hàng hóa ở Mường Khương phát triển

Thực hiện Nghị quyết số 10 ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050", huyện Mường Khương tập trung phát triển 5 cây, con chủ lực gồm: Chè, chuối, dứa, quế và nuôi lợn đen.

fb yt zl tw