Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh

Với chủ đề “Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon”, Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá thương hiệu quốc gia cho trái cây Việt Nam và thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản sang thị trường tỷ dân.

Từ sầu riêng, xoài, mít, đến thanh long, nhãn, dừa tươi... nhiều loại trái cây của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã được trưng bày tại Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên tổ chức tại Bắc Kinh.

Lễ hội diễn ra tại Trung tâm phân phối nông sản Tân Phát Địa, chợ đầu mối hoa quả lớn nhất Bắc Kinh, nơi không chỉ phục vụ nhu cầu của hơn 22 triệu người dân thủ đô, mà còn cả các địa phương lân cận như Hà Bắc, Thiên Tân…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại lễ khai mạc Lễ hội Trái cây Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại lễ khai mạc Lễ hội Trái cây Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam là đối tác lớn thứ 3 thế giới của Trung Quốc về cung cấp trái cây và sản phẩm từ trái cây, tuy nhiên những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, nhu cầu và thế mạnh của mỗi bên.

Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: “Đây là cơ hội tốt để các nhà sản xuất, cung ứng của Việt Nam giới thiệu, quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm trái cây tiêu biểu, cũng như gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng, tăng cường hoạt động giao thương, tạo dựng mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác tiềm năng về nhập khẩu trái cây tại Trung Quốc”.

Khai mạc Lễ hội Trái cây Việt Nam.
Khai mạc Lễ hội Trái cây Việt Nam.

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công Thương cho biết: “Sự kiện này nhằm quảng bá rộng rãi hơn về những tên tuổi và hương vị đặc sắc của trái cây Việt Nam đến người dân Trung Quốc, đặc biệt là người dân ở sâu trong miền Bắc và miền Trung Trung Quốc, nơi có thu nhập cao và giá trị thị trường cao”.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thanh Nam cũng cho rằng, sự kiện lần này có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu kết quả hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại nông sản giữa hai quốc gia. Đây cũng là cơ hội rất quý để các doanh nghiệp của cả hai bên kết nối, giao thương, thúc đẩy hợp tác phát triển ngành hàng trái cây của hai nước.

Lễ hội thu hút, quy tụ nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn trái cây tươi và sản phẩm chế biến từ trái cây của Việt Nam.

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại Bắc Kinh thu hút đông đảo người dân Trung quốc.
Lễ hội Trái cây Việt Nam lần đầu tiên tại Bắc Kinh thu hút đông đảo người dân Trung quốc.

Bà Ngô Tường Vy – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chia sẻ: “Lễ hội này chúng tôi đã mong muốn từ nhiều năm. Trung Quốc giờ đã có những tiêu chuẩn nhập khẩu khắt khe hơn trước. Do vậy, chúng ta cần có sự chuẩn bị sẵn sàng và đặt ra mục tiêu lớn lao hơn, đó là chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Đó cũng là mục tiêu chúng tôi đến đây, để giới thiệu chất lượng sản phẩm không chỉ của sầu riêng, mà còn nhiều sản phẩm khác đến với người tiêu dùng Trung Quốc”.

Ông Hoàng Hương Mẫn, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Freshcare Bắc Kinh cho biết, công ty ông chuyên nhập khẩu sầu riêng nhưng đây là lần đầu tiên ông tiếp xúc với các doanh nghiệp Việt Nam.

“Hôm nay tôi rất vinh dự được tham dự Lễ hội Trái cây Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với doanh nghiệp trái cây đông lạnh của Việt Nam, cảm thấy rất vui. Tiếp theo, chúng tôi có kế hoạch tìm hiểu thêm về sầu riêng đông lạnh Việt Nam. Có thể nói, tiêu thụ sầu riêng ở Trung Quốc những năm gần đây tăng trưởng rất nhanh. Trong khi đó, nhiều thành phố cấp 3, 4 vẫn chưa có cơ hội được ăn sầu riêng. Do vậy, tôi cho rằng, lượng nhập khẩu loại trái cây này có thể tăng tới hàng chục, thậm chí hàng trăm lần trong tương lai” - ông Hoàng Hương Mẫn nói.

Nhiều người quan tâm đến sản phẩm trái cây Việt Nam.
Nhiều người quan tâm đến sản phẩm trái cây Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 12 loại trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với kim ngạch ước tính khoảng 4,5 tỷ USD vào năm 2024.

Lễ hội trái cây lần đầu tiên này được kỳ vọng sẽ mang lại cho trái cây Việt Nam cơ hội quảng bá thương hiệu, gia tăng thị phần tại Trung Quốc khi quốc gia này chi tới khoảng 20 tỷ USD/năm để nhập khẩu hoa quả. Trong khi đó, tính đến nay, các mặt hàng hoa quả Việt Nam nhập khẩu chính ngạch mới chỉ chiếm khoảng hơn 10% thị phần tại Trung Quốc và chủ yếu ở khu vực phía Nam, Đông Nam Trung Quốc và các tỉnh gần kề Việt Nam.

Trong khuôn khổ lễ hội, còn diễn ra các hoạt động giao thương trực tiếp giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu, phân phối trái cây Trung Quốc; Chương trình trải nghiệm sản phẩm và Tọa đàm về tiềm năng xuất khẩu trái cây Việt Nam.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Xây dựng hệ sinh thái cho ngành quế - những vấn đề cần lưu ý

Việc xây dựng Hệ sinh thái tận dụng các FTA giúp doanh nghiệp ngành quế tối ưu hóa lợi ích hiệp định thương mại tự do (FTA); trong đó, có Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) rất cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay khi những thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi về quy định nhập khẩu.

Việt Nam viết nên câu chuyện thành công ở châu Á về quá trình chuyển đổi kinh tế

Việt Nam viết nên câu chuyện thành công ở châu Á về quá trình chuyển đổi kinh tế

Từ một nền kinh tế nông nghiệp khép kín, Việt Nam đã vươn lên trở thành trung tâm sản xuất và dịch vụ năng động chỉ trong vòng vài thập kỷ. Các hiệp định thương mại tự do và chính sách cải cách liên tục là động lực quan trọng giúp Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để nghiên cứu và xây dựng các phương án ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ tất cả các loại hình báo chí, không chỉ báo in. Cụ thể, Dự thảo Luật sửa đổi đã bổ sung quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 15% đối với thu nhập từ các hoạt động báo chí khác ngoài báo in. Đối với báo in, mức thuế suất ưu đãi 10% sẽ được giữ nguyên như hiện hành.

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - Tạo góc nhìn thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Theo Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index 2024-GII) năm 2024 vừa được công bố, Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế; tăng hai bậc so với năm 2023. GII cho thấy bức tranh tổng thể cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam trong dòng chảy đổi mới sáng tạo.

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Ngành đường sắt và sứ mệnh lịch sử

Đợt thiên tai, mưa lũ vừa qua, hạ tầng giao thông đường bộ bị hư hại nghiêm trọng. Mặc dù đã thông tuyến tạm thời nhưng các tuyến giao thông đối nội, đối ngoại vẫn chưa thể trở lại hoạt động bình thường, giảm năng lực vận tải hàng hóa đi, đến Lào Cai. Trước tình thế đó, đường sắt trở thành phương tiện thay thế quan trọng giúp giảm tắc nghẽn và áp lực cho đường bộ.

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Thêm phì nhiêu những bãi bồi

Ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử vừa qua đối với sản xuất nông nghiệp rất nặng nề nhưng nếu nhìn một góc độ khác thì mưa lũ mang theo lượng phù sa lớn bồi đắp những đồng bãi, để vùng châu thổ thêm phì nhiêu, trù mật. Chúng tôi đã có những ghi nhận như thế tại một số vùng sản xuất chuyên canh ven bờ sông Hồng của huyện Bảo Thắng.

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

[Ảnh] Thi công căng cáp dây văng cầu Phú Thịnh

Sau khi khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 gây ra, những ngày này, các công nhân, kỹ sư thi công dự án cầu Phú Thịnh (thành phố Lào Cai) đang tập trung căng cáp dây văng - một trong những hạng mục quan trọng góp phần hoàn thành dự án vào cuối năm.

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Ngành lâm nghiệp khẩn trương khôi phục sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 kèm theo mưa lũ đã gây thiệt hại nặng nề tại một số địa phương, trong đó, sản xuất lâm nghiệp cũng chịu những thiệt hại đáng kể, hàng trăm nghìn ha diện tích rừng bị gãy đổ, một số nơi bị sạt lở mất rừng. Nhiều cơ sở chế biến lâm sản bị đình đốn do thiếu nguyên liệu, nhà xưởng, máy móc bị thiên tai tàn phá. Đến nay, các địa phương có rừng đang từng bước chủ động sản xuất, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai…

fbytzltw