Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017: Đại tiệc ánh sáng trên bầu trời và dưới mặt nước

Tổng đạo diễn Lê Quý Dương hé lộ khai màn Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng đầy rực rỡ, hoành tráng tại sân khấu dọc sông Hàn.

Ngày 11/4, Tổng đạo diễn Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2017 Lê Quý Dương tiết lộ những thông tin ban đầu về lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 30/4 và 4 đêm còn lại tại sân khấu dọc sông Hàn.

Ban tổ chức cho biết  DIFF 2017 là một chương trình khổng lồ, với sân khấu nổi Ngũ hành được thiết kế với các dàn nâng và hệ thống sân khấu quay bằng những kỹ thuật hiện đại nhất.

Sân khấu DIFF 2017 là nơi diễn ra 5 đêm bắn pháo hoa theo chủ đề Hỏa- Thổ- Kim- Thủy- Mộc.
Sân khấu DIFF 2017 là nơi diễn ra 5 đêm bắn pháo hoa theo chủ đề Hỏa- Thổ- Kim- Thủy- Mộc.

Năm nay, Tập đoàn Sun Group là đơn vị đứng ra tổ chức cùng tổng đạo diễn Lê Quý Dương tạo dựng nên một không gian tổng thể với sân khấu cả trên không và trên mặt nước cũng như dọc bờ sông Hàn. Sân khấu trên không sẽ được tạo điểm nhấn bởi 5 khinh khí cầu đến từ Hàn Quốc - tượng trưng cho Ngũ hành.

"Chúng tôi cũng dự kiến sử dụng 2 paramotor bay trên bầu trời hoặc dùng chính các khinh khí cầu này để thả confetti (pháo hoa giấy) sẽ tạo nên một bầu trời lấp lánh. Còn trên mặt nước sẽ là một sân khấu mở 5 cạnh, tương ứng với Ngũ hành.

Phông nền của sân khấu được tạo nên bởi 5 khối décor lớn, sắp xếp theo hình dáng dãy Ngũ Hành Sơn và hoàn toàn cơ động để có thể nổi lên làm nền cho hệ thống video mapping hoặc thu gọn lại tạo một bề mặt sân khấu phẳng khi các đội pháo hoa trình diễn.

Mỗi đêm pháo hoa, hàng trăm nghệ sĩ sẽ xuất hiện ấn tượng như thể đi từ dưới lòng sông lên và trình diễn trên mặt nước sông Hàn cùng hệ thống âm thanh, ánh sáng và màn hình 3D mapping ấn tượng phía sau", đạo diễn Lê Quý Dương tiết lộ.

Dọc bờ sông Hàn sẽ có 20 mô hình nổi trên mặt sông và chạy dọc bờ sông, suốt chiều dài hơn 200 m của khán đài 22.000 chỗ. Hai mươi mô hình nổi này tượng trưng cho 20 năm TP Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đặc biệt, các mô hình có thể mở ra 5 cánh như hình ngôi sao, để lộ những biểu tượng hình ảnh tương ứng với chủ đề Hỏa - Thổ - Kim - Thủy- Mộc. Chẳng hạn đêm Hỏa, 20 mô hình này sẽ trở thành 20 đài đuốc thắp dọc sông, đêm Thổ sẽ mở ra những mô hình tháp Chăm, Kim sẽ mở ra những cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng, Thủy sẽ ứng với những đài phun nước, còn Mộc sẽ mở ra những bông sen...

Khung cảnh rực rỡ tại sân khấu bắn pháo hoa dọc bờ sông Hàn.
Khung cảnh rực rỡ tại sân khấu bắn pháo hoa dọc bờ sông Hàn.

Ngoài ra, "Vua của mô hình mĩ thuật sân khấu Việt Nam" - họa sỹ Văn Tòng cũng trực tiếp tham gia dựng sân khấu Ngũ hành. Chia sẻ về việc này, đạo diễn Lê Quý Dương cho hay: "Toàn bộ ý tưởng sân khấu Ngũ hành là do tôi và anh Trịnh Hải Nam thiết kế, dựng bản vẽ 3D. Để hiện thực hóa ý tưởng này ở Việt Nam, chỉ có duy nhất nghệ sỹ Văn Tòng có thể tạo nên sự ấn tượng cho các decor trang trí".

Chưa kể, nhiều tên tuổi lớn sẽ đồng hành cùng DIFF 201, như đêm khai mạc, nhóm M4U sẽ trình diễn một tác phẩm đặc sắc của nhạc sỹ Phó Đức Phương - bài “Ngũ Hành Sơn”, ca sỹ Ái Phương sẽ biểu diễn bài “Hello Vietnam". Cũng trong đêm Hỏa, nghệ sỹ ưu tú Cao Minh sẽ biểu diễn tiết mục rất hoành tráng, ca khúc “Việt Nam trên đường chúng ta đi".

Đêm Thổ sẽ chào đón sự xuất hiện của những tiết mục rất độc đáo và mới mẻ như “Đà Nẵng nàng tiên" do ca sĩ Kasim Hoàng Vũ thể hiện. Chương trình Kim, diễn ra vào 27/5, sẽ chứng kiến sự bùng nổ của ca sỹ Đông Nhi, với một tiết mục mang âm hưởng hiện đại, sôi động, tạo không khí mạnh mẽ, sắc cạnh.

Đêm Thủy, khán giả sẽ được thưởng thức một ca khúc rất mới của nhạc sỹ Lê Minh Sơn qua phần trình diễn của ca sỹ Thanh Lam. Ca khúc “Dòng sông ko bao giờ lạnh" được nhạc sỹ Lê Minh Sơn sáng tác riêng cho DIFF 2017.

Riêngg đêm chung kết Mộc, ngoài phần trình diễn ghi đậm phong cách của ca sỹ Mỹ Linh còn đặc biệt có sự xuất hiện của một nghệ sĩ violin Hàn Quốc thể hiện nhạc ca khúc “Hello Vietnam".

Bên cạnh sự xuất hiện của những cái tên trẻ sẽ là những nghệ sỹ gạo cội như Nghệ sỹ nhân dân Bạch Hạc cùng với những đoàn nghệ thuật dân tộc như đoàn Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế với đại cảnh múa “Rực sáng hoa đăng trên sông Hàn” trong đêm khai mạc hay đoàn nghệ thuật Phương Nam với các tiết mục xiếc và các tiết mục giải trí vui nhộn hấp dẫn.

Trung tâm văn hóa Hội An sẽ tặng khán giả một đại cảnh “Hội bài chòi - Hát mở ngõ” mở màn đêm Thổ thật hoành tráng với sự tham gia của hàng trăm nghệ sỹ cùng 100 chiếc đèn lồng. Đêm Kim sẽ ghi dấu ấn với đại cảnh Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên qua màn trình diễn của đoàn nghệ thuật truyền thống Đăk Lăk.

Báo Pháp luật Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Vượt qua định kiến "ký ức lưu trữ"

Trong dòng chảy của điện ảnh, phim tài liệu luôn giữ vai trò như một chứng nhân lịch sử, ghi lại chân thực đời sống con người và xã hội. Tuy nhiên, ở thời đại công nghệ số, phim tài liệu Việt Nam đứng trước thách thức phải vượt qua định kiến “ký ức lưu trữ” để trở thành tác phẩm nghệ thuật sống động.

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Nghĩa Đô sẵn sàng cho Lễ hội quả Còn

Sáng 30/4 tới đây, tại xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên), Lễ hội quả Còn sẽ chính thức diễn ra. Đến thời điểm này, các công đoạn chuẩn bị cho lễ hội đang được ban tổ chức và người dân gấp rút hoàn tất sẵn sàng cho sự kiện lần đầu tiên được tổ chức.

fb yt zl tw