Tri ân lịch sử theo cách của người trẻ

Ngày 30/4 không chỉ là một dấu mốc lịch sử quan trọng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ bày tỏ tình cảm và lòng tri ân theo cách riêng: Sáng tạo, mới mẻ nhưng vẫn đầy ý nghĩa.

Ngập tràn sắc đỏ cờ hoa

Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước, những ngày này, trên các tuyến phố Hà Nội, rợp sắc cờ đỏ sao vàng, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Không khí vui tươi, phấn khởi của ngày lễ khiến mỗi người thấy bồi hồi xúc động, tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Trên con phố Ấu Triệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh dưới lá cờ đỏ sao vàng với niềm tự hào.
Trên con phố Ấu Triệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh dưới lá cờ đỏ sao vàng với niềm tự hào.

Rất đông bạn trẻ diện áo dài, trang phục truyền thống, tay cầm cờ hoa háo hức chụp ảnh lưu niệm tại các tuyến phố. Các nhóm bạn trẻ cùng nhau ghi lại những hình ảnh đẹp tại Hồ Gươm, phố cổ hay những địa danh lịch sử. Những bức ảnh không chỉ là kỷ niệm, mà còn là sợi dây kết nối quá khứ và hiện tại, để người trẻ thấu hiểu hơn giá trị của hòa bình. Mỗi nụ cười, mỗi khoảnh khắc được ghi lại đều chứa đựng tình yêu quê hương đất nước và tri ân những thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập, tự do cho đất nước.

“Chúng mình chọn mặc áo dài và mang theo cờ để thể hiện niềm tự hào về đất nước. Đây không chỉ là để chụp lại những bức ảnh đẹp mà còn là thông điệp truyền tải tới mọi người về tình yêu đất nước và lòng biết ơn thế hệ đi trước đã anh dũng hi sinh để đất nước có được như ngày hôm nay”, bạn Lê Thị Thành đến từ Trường Đại học Văn hóa chia sẻ.

Trên phố Ấu Triệu, ngay cạnh Nhà thờ Lớn Hà Nội, những ngày cuối tháng Tư như khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ sắc đỏ. Một đoạn đường được treo kín những lá cờ đỏ tung bay trong nắng, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ.

Nhiều bạn trẻ tìm đến con phố nhỏ không chỉ để lưu giữ hình ảnh đẹp, mà còn để chạm gần hơn với lịch sử qua một cách rất riêng của thế hệ hôm nay. Mỗi bức ảnh, mỗi khoảnh khắc hân hoan giữa dòng người tấp nập trong ngày này chính là một thông điệp: chúng ta biết ơn, chúng ta ghi nhớ và chúng ta có trách nhiệm tiếp bước.

Chứng kiến hình ảnh các bạn trẻ tay cầm những lá cờ đỏ sao vàng, tạo dáng chụp ảnh, chị Nguyễn Thị Lành (quê Bắc Giang) cũng thấy bồi hồi. “Những ngày này, đi khắp phố phường đâu đâu cũng thấy cờ hoa rực rỡ, mang đến bầu không khí háo hức chờ đón đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các bạn trẻ đã hòa mình vào không khí ấy bằng cách ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa dưới lá cờ đỏ sao vàng. Tôi cũng rất vui khi được đưa gia đình tới đây, cùng hòa chung niềm hân hoan và lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ bên mọi người”, chị Lành chia sẻ.

Không chỉ chụp ảnh, nhiều bạn còn thực hiện các clip ngắn với lời nhạc mang âm hưởng cách mạng, lồng ghép các thông tin lịch sử về ngày 30/4. Có nhóm còn dựng tiểu phẩm tái hiện khoảnh khắc lịch sử, đơn giản nhưng giàu cảm xúc. Những hình ảnh ấy, khi được đăng tải, chia sẻ đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trên cộng đồng mạng.

Kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ số

Cùng với các hoạt động ngoài trời, không gian mạng những ngày này cũng ngập tràn màu sắc của ngày đại lễ. Những video hoạt hình, podcast lịch sử... xuất hiện dày đặc trên TikTok, YouTube, Facebook, thu hút sự quan tâm không chỉ từ giới trẻ. Những giai điệu quen thuộc như “Máu đỏ da vàng” (DTAP - Erik) và “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” (Nguyễn Văn Chung - Nguyễn Duyên Quỳnh) trở thành nhạc nền được yêu thích, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng mạng.

Trên nền tảng TikTok, bản remix “Máu đỏ da vàng” do Xuân Nam thể hiện đã được sử dụng trong hơn 190.000 video, chủ yếu là các màn vũ đạo mang tinh thần yêu nước, tái hiện không khí kỷ niệm ngày 30/4 hoặc ghi lại khoảnh khắc yên bình của đất nước hôm nay. Trong khi đó, ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” phiên bản remix của Đức Tư cũng thu hút tới 37.000 lượt sử dụng.

Điểm “check in” cạnh Hồ Gươm do Báo Nhân Dân tổ chức thu hút nhiều học sinh và bạn trẻ đến tìm hiểu lịch sử và chụp ảnh.
Điểm “check in” cạnh Hồ Gươm do Báo Nhân Dân tổ chức thu hút nhiều học sinh và bạn trẻ đến tìm hiểu lịch sử và chụp ảnh.

Điều làm nên sức hút của trào lưu này chính là sự giản dị và gần gũi. Chỉ với vài động tác ngắn gọn, dễ ghi nhớ, bất kỳ ai cũng có thể tham gia - không cần sân khấu hoành tráng hay thiết bị cầu kỳ. Một góc phòng, sân trường, hành lang công sở hay bãi cỏ công viên cũng đủ để tạo nên một video rực rỡ sắc màu dân tộc và đầy tinh thần tự hào.

Bằng sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết và tình yêu quê hương, các bạn trẻ không chỉ giữ gìn ký ức lịch sử, mà còn thổi một luồng sinh khí mới, để ngày 30/4 thành một dịp để tôn vinh quá khứ hào hùng và lan tỏa khát vọng xây dựng tương lai.

TSKH Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ, sự kiện 30/4 là một dấu mốc hào hùng trong lịch sử Việt Nam. Tại Hà Nội, TPHCM và nhiều địa phương khác, không khí chuẩn bị cho ngày lễ ngập tràn trên từng con phố. Hình ảnh các bạn trẻ nô nức ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm cũng là điều dễ hiểu và đáng trân trọng. Bằng những bước chân đầy tự hào, những nụ cười rạng rỡ giữa lòng thành phố, các bạn trẻ đang viết tiếp câu chuyện về tinh thần bất khuất, về khát vọng hòa bình mà bao thế hệ cha anh đã

Đó chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và chắc chắn sẽ còn vươn lên mạnh mẽ hơn nữa. Hiện tượng lớp trẻ hào hứng đón chờ ngày đại lễ chính là minh chứng sống động cho niềm tin ấy.

Mỗi bức ảnh, mỗi đoạn video, mỗi dòng chia sẻ trên mạng xã hội đều là những mảnh ghép nhỏ nhưng quý giá, góp phần nhắc nhở mọi người về giá trị thiêng liêng của độc lập, tự do.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

fb yt zl tw