Lào Cai và Yên Bái trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Chiều 17/5, tại tỉnh Yên Bái, UBND tỉnh Lào Cai và UBND tỉnh Yên Bái tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Tham gia hội nghị về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Giàng Seo Vần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan liên quan.

Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Hạnh Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Giàng A Tông, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; lãnh đạo huyện Trấn Yên và một số cơ quan, đơn vị liên quan.

_MG_9189.JPG
Đại biểu 2 tỉnh chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Tại hội nghị, đại diện hai bên đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2021 - 2025.

Untitled-1.jpg
Đại biểu các sở và địa phương tỉnh Lào Cai phát biểu tại hội nghị.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lào Cai có 2 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 62 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 252 thôn được công nhận “Thôn nông thôn mới” và 204 thôn được công nhận “Thôn kiểu mẫu”; bình quân mỗi xã đạt 12,02 tiêu chí nông thôn mới; thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2023 ước đạt 39,82 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ nghèo đa chiều giảm bình quân/năm đạt 4,43% đã góp phần thay đổi đời sống của người dân khu vực nông thôn… Từ năm 2021 - 2023, tỉnh Lào Cai đã huy động hơn 5.186 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới; tổng nguồn lực dự kiến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai là 2.653 tỷ đồng...

Thiết kế chưa có tên.jpg
Đại biểu các ngành, địa phương thuộc tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị.

Tại tỉnh Yên Bái, đến hết năm 2023, tỉnh có 4 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 104 thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 204 thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; bình quân mỗi xã đạt 15,98 tiêu chí nông thôn mới… Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Yên Bái dự kiến huy động 43.848 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...

_MG_9160.JPG
Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái bày tỏ sự vui mừng được đón đoàn công tác tỉnh Lào Cai đến trao đổi kinh nghiệm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình rất quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống của người dân. Vì vậy, tỉnh đã tận dụng, huy động mọi nguồn lực để tập trung triển khai thực hiện chương trình. Tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Yên Bái đứng trong tốp các tỉnh, thành có tỷ lệ cao trên cả nước.

Tỉnh đã tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện chương trình; cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh; thành lập các đoàn học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm sáng tạo giữa các địa phương, từ đó nhân rộng triển khai thực hiện đồng bộ trong toàn tỉnh; lồng ghép các nguồn kinh phí đảm bảo theo đúng quy định; thành lập tổ công tác giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại các xã xây dựng nông thôn mới; xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho xây dựng thôn, xã, huyện nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Phát triển sản xuất, xây dựng các vùng cây trồng chủ lực, thu hút các nhà máy chế biến; đẩy mạnh tiêu thụ liên kết giữa các xã trong huyện, giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sâu; tập trung triển khai, hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2024.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, tỉnh Yên Bái còn gặp một số khó khăn trong việc duy trì chuỗi sản xuất liên kết sau khi kết thúc thí điểm, hỗ trợ; khó khăn trong việc huy động nguồn vốn...

_MG_9167.JPG
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch tỉnh Lào Cai bày tỏ ấn tượng với những kết quả tỉnh Yên Bái đạt được trong xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai bày tỏ ấn tượng với những kết quả tỉnh Yên Bái đạt được trong công tác xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là sau khi đi tham quan doanh nghiệp sản xuất măng bát độ, hợp tác xã, công ty trồng dâu nuôi tằm, chế biến tơ sợi và trao đổi kinh nghiệm tại 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu tại huyện Trấn Yên. Đồng chí Trịnh Xuân Trường cho biết, tỉnh Lào Cai đã tập trung dành nguồn lực, lồng ghép, huy động kinh phí để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Lào Cai vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh: Những kinh nghiệm tỉnh Yên Bái chia sẻ rất quý báu, đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan của tỉnh Lào Cai tiếp thu để tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách nhằm triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tới. Đồng chí Trịnh Xuân Trường đề nghị các địa phương của tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm, cách làm, cách triển khai các mô hình hay… trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, quản lý bảo vệ rừng và chuyển đổi số… góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.

_MG_9220.jpg
Đồng chí Trần Huy Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trao tặng đồng chí Trịnh Xuân Trường cuốn sách ảnh của tỉnh Yên Bái.
_MG_9227.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng bức ảnh cột cờ Lũng Pô (nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt) cho Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái.

Trước đó, đoàn công tác tỉnh Lào Cai đã tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng Ca, Việt Thành; tham quan Nhà máy sản xuất măng Bát Độ của Công ty TNHH Yamazaki Việt Nam tại xã Hưng Khánh; vùng trồng dâu, nuôi tằm xã Việt Thành và Nhà máy ươm tơ tằm tự động tại Công ty Cổ phần dâu tằm Yên Bái tại xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Lào Cai có 551.690 ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 86,69% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh (đất sản xuất nông nghiệp 132.716 ha, đất lâm nghiệp 414.930 ha, đất nuôi thủy sản 3.623 ha, đất nông nghiệp khác 421 ha); diện tích đất chưa sử dụng là 47.194 ha (chiếm 7,41%), đây là tiềm năng để phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp.

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Để Bắc Hà ra khỏi huyện nghèo

Giai đoạn 2022 - 2025, Bắc Hà là 1 trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh được Chính phủ lựa chọn hỗ trợ thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Từ hỗ trợ của Chính phủ, quyết tâm của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai và huyện Bắc Hà, liên tiếp trong 2 năm (2022 - 2023), tỷ lệ giảm nghèo của huyện luôn nằm trong nhóm giảm cao nhất của tỉnh. Đây là tiền đề quan trọng để Bắc Hà thực hiện mục tiêu thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn trong thời gian tới.

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Khi cử nhân kinh tế nuôi gà...

Đã qua rồi thời tư duy phấn đấu học đại học chỉ để đi công tác, làm công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Nền kinh tế thị trường đang mở ra cơ hội phát triển, làm giàu cho nhiều người, nhất là những người được đào tạo, có nền tảng tri thức cao, người luôn sẵn sàng tự “đứng trên đôi chân” để khởi nghiệp. Ngày càng có nhiều hơn những tấm gương như thế ở nhiều nơi. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới hai mô hình chăn nuôi thành công tại huyện Bảo Thắng.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững

Những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có bước tiến về phương thức nuôi: Từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ chuyển sang chăn nuôi tập trung, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Bảo Thắng tự tin với mục tiêu huyện nông thôn mới nâng cao

Để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao thì tiêu chí hàng đầu là có ít nhất 50% số xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đến nay, huyện Bảo Thắng có 3/11 xã là Sơn Hà, Sơn Hải và Xuân Quang đang duy trì tốt các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; 3 xã khác là Phú Nhuận, Xuân Giao và Phong Niên cũng đã đạt từ 17 đến 19 tiêu chí.

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Giống lúa LC212 của Lào Cai được chứng nhận "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024"

Ngày 12/10, tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, tỉnh Lào Cai có 1 sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024".

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Gieo ấm no nơi đầu nguồn biên giới

Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Biến đất cằn thành vùng cây trái

Trước kia, nhiều vùng đất ở Khánh Yên Trung (Văn Bàn) để hoang hóa, chỉ có cây cọ, cây mua và cỏ lau. Thế nhưng, với sự cần cù, những người nông dân nơi đây “tưới mồ hôi” để đất cằn đơm trái.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng tiếp nhận và cấp phát giống rau giúp nông dân khôi phục sản xuất

Nhằm giúp nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bảo Thắng đã phối hợp với Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên tiếp nhận và cấp phát hơn 500 kg giống ngô nếp, hạt rau các loại hỗ trợ bà con.

fbytzltw