“Làng nghề” hối hả đón tết

Chỉ còn 1 tuần nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhưng trước đó, "làng nghề” ở các địa phương trong tỉnh đã hối hả sản xuất, kịp thời cung cấp cho thị trường sản phẩm đặc hữu, mang đậm hương vị tết.

Bài 1: Đỏ lửa sấy lạp xường

Bài cuối: Hối hả sản xuất "trả đơn" miến dong

Gần tết cũng là thời điểm các cơ sở sản xuất miến dong truyền thống ở xã Bản Xèo, huyện Bát Xát bận rộn hơn bình thường để kịp “trả đơn” cho khách hàng.

miendong (2).JPG
Lọc nhiều lần để bột dong thật mịn.
miendong (3).JPG
Việc tráng bánh được làm thủ công, giúp sợi miến mỏng đều, thơm dẻo, dai giòn tự nhiên.

Tất bật, khẩn trương là không khí chúng tôi cảm nhận được ngay khi bước vào khu sản xuất của Hợp tác xã (HTX) miến dong Hưng Hiền, thôn Thành Sơn, xã Bản Xèo. Cả chủ cơ sở và hơn chục công nhân làm việc luôn tay, luôn chân. Xưởng sản xuất miến dong trở nên mờ ảo, ấm áp giữa cái rét ngọt cuối đông bởi hơi nước bốc lên liên tục từ khu tráng bánh.

miendong (5).JPG
miendong (4).JPG
Phơi bánh trên sào tre để ráo nước.

Vừa chỉ đạo công nhân sản xuất, vừa soát đơn, nghe điện thoại, thoăn thoắt đóng hàng để “trả đơn” cho khách, chị Cồ Thị Hiền, Giám đốc HTX miến dong Hưng Hiền chia sẻ: Làm miến dong là nghề có từ lâu đời ở xã Bản Xèo, cứ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau. Mỗi nhà có một “bí kíp” riêng nhưng cơ bản để tạo ra tinh bột, củ dong sẽ được sơ chế, rửa sạch, nghiền nát, lắng lọc nhiều lần tạo thành tinh bột thô, sau đó phơi dưới nắng khử mùi chua và bảo quản lâu dài. Khi làm miến, tinh bột thô sẽ được ngâm nước, lắng lọc, thau rửa nhiều lần để loại bỏ hết tạp chất, sau đó nghiền, phối trộn phù hợp và tráng, phơi, thái, đưa vào lò sấy, đóng gói, vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Làm miến có hàng chục khâu, mỗi khâu cần 1 hoặc 2 công nhân cùng làm mới có thể cho ra những sợi miến thơm dẻo, dai giòn tự nhiên.

miendong (6).JPG
Thái miến thành sợi theo nhiều kích thước khác nhau.
miendong (7).JPG
Trải đều miến lên phên tre trước khi cho vào lò sấy.

Theo chị Hiền, việc sản xuất miến dong thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch hằng năm nhưng cao điểm nhất là trong tháng Chạp vì đa số khách hàng đặt miến để làm quà và sử dụng trong dịp tết. Bình thường, chúng tôi sản xuất từ 6 giờ đến 17 giờ nhưng riêng tháng Chạp phải tăng ca đến 22 giờ, thậm chí có thời điểm đơn hàng về nhiều, HTX phải thuê công nhân làm việc thâu đêm để kịp “trả đơn” cho khách.

miendong (1).JPG
Đầu tư hệ thống lò sấy giúp việc sản xuất của HTX miến dong Hưng Hiền không bị phụ thuộc vào thời tiết.

Để nâng cao sản lượng, HTX miến dong Hưng Hiền đã đầu tư hệ thống nồi tráng, máy thái, lò sấy, máy đóng gói bằng điện với chi phí hàng trăm triệu đồng. “Chúng tôi sử dụng nồi điện nhưng khâu tráng bánh vẫn được làm thủ công, đó là “chất” riêng của miến dong ở xã Bản Xèo” - chị Hiền chia sẻ.

Ngoài miến dong truyền thống, HTX miến dong Hưng Hiền còn sáng tạo đưa ra thị trường sản phẩm miến sâm độc đáo. Đó là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh bột của củ dong riềng đỏ và củ hoàng sin cô (sâm đất) - một vị thuốc quý của núi cao để cho ra sản phẩm giàu dinh dưỡng. Miến sâm được sản xuất 60% tinh bột dong đỏ và 40% củ sâm đất, cho ra sản phẩm miến sâm màu vàng sẫm, dai ngon, thanh mát, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường hay người có chế độ ăn kiêng.

Với 2 sản phẩm chính là miến dong và miến sâm, mỗi năm, HTX miến dong Hưng Hiền cung ứng ra thị trường khoảng 10 tấn thành phẩm. “Dịp cuối năm, trung bình mỗi ngày, HTX có thể sản xuất và bán ra thị trường khoảng 400 - 500 kg miến khô. Tuy nhiên, đơn hàng thường đến dồn dập vào những ngày cận tết, có ngày, chúng tôi xuất ra thị trường hơn 1 tấn miến khô. Miến dong Hưng Hiền nay đã có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, miền Nam, như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau…” - chị Hiền cho biết.

miendong (8).JPG
miendong (9).JPG
Tất bật đóng gói để "trả đơn" cho khách hàng trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Là chủ “thương hiệu” miến ông Nghệ nức tiếng trong Nam, ngoài Bắc, thời điểm này, gia đình ông Cù Như Nghệ cũng đang tất bật sản xuất để phục vụ thị trường tết. Được làm thủ công hoàn toàn nên những ngày này, lò tráng bánh của gia đình ông Nghệ luôn đỏ lửa, người vào, người ra tấp nập, miến làm ra tới đâu hết tới đó. Gần một tháng nay, ông Nghệ luôn thiếu ngủ, mỗi ngày, ông chỉ có 4 tiếng đồng hồ để nghỉ ngơi, chợp mắt, bởi biết bao đơn hàng đang chờ. Dù khuôn mặt lộ rõ vẻ mệt mỏi, nhưng ông Nghệ vẫn hào hứng khi tâm sự về nghề truyền thống của gia đình: Hiện đang trong thời kỳ cao điểm làm miến để cung cấp cho thị trường, phục vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn. Gia đình đã phải thuê thêm người làm, nhưng vẫn không xuể, đành phải từ chối một số đơn hàng.

Đây không phải lần đầu tiên ông Nghệ tiếc nuối, mà nhiều năm qua, gia đình ông luôn chấp nhận “bỏ” đơn hàng. Vẫn biết dịp tết là cơ hội để tăng thu nhập từ nghề làm miến dong, nhưng ông Nghệ kiên quyết theo đuổi hai chữ “truyền thống”. Gia đình ông có tài chính để đầu tư máy móc hiện đại, nhưng ông chỉ muốn làm ra những sợi miến dong dai, giòn từ chính đôi bàn tay khéo léo. “Dẫu không đủ đáp ứng nhu cầu, nhưng ít mà chất, người tiêu dùng không bao giờ quay lưng với miến do gia đình tôi làm ra, thậm chí vài năm trở lại đây, có cả khách hàng từ miền Nam đặt mua”, ông Nghệ cho hay.

Hiện tại, mỗi ngày gia đình ông Nghệ tráng được 100 - 120 kg bánh. Việc thái sợi do hai ông bà đảm nhận, làm liên tục từ 3 giờ - 6 giờ sáng mới kết thúc. Do công việc thực hiện vào khoảng thời gian này nên ông Nghệ thường xuyên “thiếu ngủ” và mệt mỏi. “Vất vả, mệt mỏi, nhưng gia đình tôi vui lắm, vì sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đó”, ông Nghệ bảo. Dịp tết này, gia đình ông Nghệ sản xuất khoảng 3 tấn miến dong, trừ chi phí cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Ngoài HTX miến dong Hưng Hiền và gia đình ông Nghệ, thời điểm này, nhiều cơ sở, hộ sản xuất miến dong ở thôn Thành Sơn đều tất bật sản xuất để phục vụ thị trường tết. Dù sử dụng máy móc hiện đại hay bằng dây chuyền thủ công truyền thống, “làng nghề” sản xuất miến dong ở thôn Thành Sơn đều tận tâm để cho ra những sản phẩm chất lượng nhất, kịp “trả đơn” hàng cho khách trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm đàn có chất lượng, làm đàn đẹp, âm sắc tốt.

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

“Cạch! Cạch!” - tiếng búa đập vào thanh sắt phát ra từ một lò rèn nhỏ nằm cuối thôn Bản Phố 2C (xã Bản Phố, huyện Bắc Hà) khiến chúng tôi mường tượng về một thời hoàng kim của làng rèn Bản Phố. Dù thăng trầm của thời cuộc khiến nghề rèn dần mai một nhưng ở Bản Phố vẫn còn đó những người bám trụ với nghề, bằng cách riêng miệt mài truyền dạy cho thế hệ tương lai. Họ giữ gìn “kho tàng” câu chuyện cũng như kỹ thuật đúc rèn tồn tại cả trăm năm ở vùng cao nguyên trắng.

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Vực lại nghề trồng dâu nuôi tằm

Xác định trồng dâu nuôi tằm là nghề tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, huyện Bảo Yên đang quyết tâm vực lại nghề theo hướng đẩy mạnh liên kết, thu hút đầu tư cho công nghiệp chế biến để phát triển bền vững.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Làm mới di sản làng nghề để phát triển du lịch

Thời gian gần đây ai có dịp tới Vĩnh Long không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa cổ kính, phủ màu thời gian của “vương quốc” gạch gốm đỏ soi mình bên dòng kênh Thầy Cai, sông Cổ Chiên. Những năm 1980, cả vùng có gần 3.000 lò gạch trải dài gần 30 km trên địa bàn các huyện Long Hồ và Mang Thít hoạt động quanh năm.

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Người Tày xã Bản Hồ giữ nghề truyền thống

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giữ lửa nghề rèn

Giữ lửa nghề rèn

Cuộc sống đổi thay, nghề rèn đúc ở Bắc Hà cũng dần mai một, nhưng với nhiều người thì khát vọng, quyết tâm giữ lửa nghề vẫn thôi thúc từng ngày.

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Người Giáy giữ nghề truyền thống

Tại Lào Cai, đồng bào Giáy sống rải rác ở nhiều nơi nhưng nơi tập trung đông nhất ở huyện biên giới Bát Xát. Người Giáy hiện vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng như trang phục cùng nghề may truyền thống tự bao đời.

fbytzltw