Khơi dậy niềm tự hào về văn hóa, con người Việt Nam

Dù sở hữu nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc, nhưng các sản phẩm công nghiệp văn hóa của Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh để bước ra thế giới...

Yếu tố con người là quan trọng

KTS Hoàng Thúc Hào - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, công nghiệp văn hóa suy cho cùng là vì con người, phát triển kinh tế - xã hội, giúp bảo vệ sự đa dạng sinh thái. Vấn đề là những cốt lõi nào, giá trị nào cần ưu tiên trước, có khả năng cạnh tranh trước, và phải đảm bảo nguyên tắc hướng tới phát triển bền vững. “Không có tác phẩm văn học nghệ thuật lớn nào hay phát minh khoa học công nghệ nào ra đời một cách đơn giản. Tất cả đều phải trăn trở, phải làm đi làm lại rất nhiều lần. Công nghiệp văn hóa cần một nền móng góp phần khơi dậy niềm tự hào về văn hóa và con người Việt Nam, thì công nghiệp văn hóa Việt Nam mới cất cánh được” - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhấn mạnh

Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Phú Yên.

Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Phú Yên.

Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào khẳng định, chủ trương “Dân tộc - khoa học - đại chúng” là rất đúng. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội giúp kết nối mạng lưới toàn cầu, bởi văn nghệ sĩ trong nước nếu không cọ xát, giao tiếp với văn nghệ sĩ quốc tế sẽ rất khó trong sân chơi toàn cầu. Ví dụ dịch giả Nguyễn Bình (SN 2001, hiện đang theo học ở Mỹ), đã dịch tác phẩm “Truyện Kiều” ra tiếng Anh. Bản dịch mất rất nhiều thời gian, nhưng được các giáo sư Mỹ đánh giá là đậm tính học thuật nhất, xứng đáng trở thành một phần quan trọng trong việc nghiên cứu, quảng bá “Truyện Kiều”. Hoặc như chị Amy Lê (người Mỹ gốc Việt) từng có một số triển lãm cá nhân tại Trung tâm Triển lãm nghệ thuật Henry (Seattle) năm 2007, Bảo tàng Nhiếp ảnh đương đại, Chicago (2006) và Trung tâm Nghệ thuật đương đại New York năm 2002… đều khiến chúng ta tự hào.

Có một điều dễ nhận thấy là sản phẩm công nghiệp văn hóa mang được bản sắc và dấu ấn quốc gia sẽ đem lại giá trị thặng dư không gì đo đếm được. Dẫn chứng cho điều này, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan nói: “Đảo Nami (trường quay “Bản tình ca mùa đông”) là điểm đến du lịch nổi tiếng, thu hút lượng lớn khách du lịch, bên cạnh đó là ảnh hướng tới xu hướng thời trang. Như vậy, lực hấp dẫn của văn hóa tạo ra hiệu ứng lớn. Phim Hàn Quốc đi tới đâu thì các sản phẩm của Hàn Quốc đi ra thế giới tới đó. Quảng cáo từ phim đã cộng hưởng để tạo ra nguồn kinh phí lớn, hiệu ứng tốt. Đó cũng là không gian phát triển cho các nhà làm văn hóa.

Chúng ta có thể nhìn văn hóa ở khía cạnh bán hàng. Gần đây, tỉnh Phú Yên đã sử dụng phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” để làm thương hiệu du lịch cho tỉnh và tương đối thành công. Đây chính là sức mạnh của văn hóa. Đã đến lúc chúng ta phải định vị lại tính giải trí, ghép nông nghiệp và giải trí trở thành một thuật ngữ, một sản phẩm mang lại giá trị thương mại đặc sắc. Tại Bắc Giang vừa qua, có sự kiện văn hóa - thời trang kết hợp với nông nghiệp trong mùa vải Lục Ngạn để kết nối bán hàng đã tạo ra sự lan tỏa tốt, thu hút được sự quan tâm và rất hiệu quả”.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, sự sáng tạo trong văn hóa, nông nghiệp - nông thôn còn vô vàn dư địa dành cho các nhà sáng tạo nội dung. Chúng ta có thể áp dụng và phát huy sức mạnh này tại nhiều địa phương với đa dạng các sản phẩm làng nghề thông qua chuyển đổi số, các nền tảng số. Chúng ta không nên xem nhẹ yếu tố giải trí mà phải coi đó tiềm lực quan trọng. Nhìn rộng ra, công nghiệp văn hóa không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà là giá trị sâu xa trong quảng bá hình ảnh đất nước, địa phương và các sản phẩm mang đậm bản sắc.

Tạo điều kiện thuận lợi để sáng tạo

TS Đoàn Thanh Nô - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khẳng định, sáng tạo tác phẩm là khâu đầu tiên, là chất liệu đầu vào quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Vì văn học nghệ thuật là kết tinh của trí tuệ, sáng tạo để trở thành tài sản hữu ích khi tham gia vào thị trường văn hóa. Với lẽ đó, văn học nghệ thuật thực sự còn rất nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy đúng mức để phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, môi trường số hiện nay đã đem lại nhiều cơ hội mới cho các tác giả, để tạo ra những tác phẩm văn chương độc đáo, tinh tế và hấp dẫn, nhưng cũng đặt ra thách thức trong bảo vệ tác phẩm trực tuyến khỏi việc sao chép trái phép. Do vậy, để thúc đẩy sự sáng tạo của đội ngũ tác giả, trước hết, tác phẩm của họ cần được luật pháp bảo vệ.

Cụ thể, về phía Nhà nước, cần sớm hoàn thiện pháp luật, thể chế hóa chính sách, thúc đẩy nguồn lực xã hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tài chính cho văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ ở mức cần thiết. Điều này sẽ tạo ra môi trường thúc đẩy sáng tạo nhằm tạo ra những tác phẩm có giá trị tham gia vào quá trình công nghiệp văn hóa. Bên cạnh đó, cho phép Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các tổ chức thành viên thông qua Quỹ Hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Việt Nam được quyền khai thác các sản phẩm văn học nghệ thuật đã được số hóa, chuẩn hóa tham gia vào quá trình công nghiệp văn hóa. Nguồn thu từ việc khai thác dữ liệu số mang lại sẽ đầu tư vào sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật nước nhà, nhằm chia sẻ gánh nặng ngân sách cùng Chính phủ.

Về phía các doanh nghiệp văn hóa, bà Ngô Thị Bích Hạnh - Tổng Giám đốc Công ty sản xuất, phát hành phim điện ảnh, truyền hình và công nghiệp sáng tạo nội dung video BHD chia sẻ: “Sản phẩm văn hóa là tài sản trí tuệ nhưng không thể mang ra vay vốn ngân hàng được, tài sản trí tuệ cũng không được bảo hộ. Ăn trộm một cái xe máy thì bị đi tù, nhưng ăn trộm một bộ phim 30-40 tỷ đồng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Phải khơi thông nguồn vốn ngân hàng, vốn vay cho văn hóa. Rất mong Nhà nước có chính sách cho các doanh nghiệp văn hóa được vay với lãi suất như lãi suất như cho vay nông nghiệp. Làm sao để các bộ phim không có tài sản hữu hình mà có thể đi vay để sản xuất được”.

Cũng theo bà Ngô Thị Bích Hạnh, để xây dựng được công nghiệp văn hóa thì phải xây dựng được cơ sở vật chất cho công nghiệp đó, ví dụ như rạp chiếu phim, phim trường. Rạp chiếu phim cần được giảm giá hoặc những địa điểm hơi xa thì được miễn tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất, giảm tiền điện, nước cho doanh nghiệp làm văn hóa. Ví dụ BHD thuê rạp chiếu phim ở các trung tâm thương mại thì phải cạnh tranh với các lĩnh vực khác rất khó khăn. Một vé xem phim giá chỉ bằng cốc cà phê vì nó là văn hóa đại chúng, mọi người dân đều được tiếp cận. Nếu giá thuê cao, cạnh tranh với những hàng ăn, hàng xa xỉ thì không cạnh tranh được mà các doanh nghiệp cho thuê không giảm giá. Do vậy, việc giảm giá tiền thuê đất, tiền điện, nước rất quan trọng.

Báo An ninh Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw