Kêu gọi ngăn chặn tác động xấu từ mạng xã hội

Theo khảo sát do Liên hợp quốc thực hiện, hơn 85% người dân lo ngại về tác động của thông tin sai sự thật trên mạng và 87% tin rằng nó gây tổn hại đến chính trị của đất nước.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
anh-bai-b.jpg
Nhiều nền tảng mạng xã hội đang chệch hướng so với mục đích ban đầu.

Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cho biết, thông tin sai sự thật và thù địch trên mạng - được mạng xã hội thúc đẩy và khuếch đại - tiềm ẩn “rủi ro lớn với gắn kết xã hội, hòa bình và sự ổn định”. Do đó, cần thiết phải có quy định để bảo vệ quyền truy cập thông tin, tự do ngôn luận và nhân quyền.

Khảo sát do UNESCO ủy quyền thực hiện tại 16 quốc gia sẽ tổ chức bầu cử vào năm 2024 với tổng số 2,5 tỷ cử tri, cho thấy nhu cầu về quy định hoạt động của mạng xã hội đã trở nên cấp bách. 8.000 người đến từ Áo, Croatia, Mỹ, Algeria, Mexico, Ghana và Ấn Độ chỉ ra 56% người dùng Internet tiếp nhận tin tức chủ yếu từ mạng xã hội, cao hơn nhiều so với truyền hình (44%) hay các website truyền thông (29%).

Tuy nhiên, dù mức độ tin cậy thấp nhưng mạng xã hội vẫn là nguồn cung cấp tin tức phổ biến và lan rộng.

Tại 16 quốc gia tham gia cuộc khảo sát của UNESCO, 68% người được hỏi nhất trí mạng xã hội là nơi phát tán tin giả rộng rãi nhất, tiếp đến là ứng dụng nhắn tin (38%). Thông tin sai sự thật được xem là mối đe dọa cụ thể khi 85% bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng của nó.

Khảo sát cũng cho rằng, phát ngôn thù địch đang lan truyền phổ biến, 88% người được hỏi mong muốn chính phủ phải mạnh tay xử lý. 90% đòi hỏi các nền tảng mạng xã hội phải “tự hành động một cách có trách nhiệm”.

Mathieu Gallard - Giám đốc Ipsos, đơn vị được UNESCO ủy quyền thực hiện khảo sát, cho biết mọi người đều rất lo lắng về thông tin sai sự thật, dù họ sống ở nước nào và tuổi tác, học vấn ra sao, nông thôn hay thành thị. UNESCO đã công bố kế hoạch chống lại thông tin sai sự thật dựa trên kết quả từ quy trình tham vấn “chưa từng có” trong hệ thống Liên hợp quốc, thu hút hơn 10.000 ý kiến từ 134 quốc gia trong 18 tháng.

“Các cơ quan quản lý công cần hợp tác nhằm ngăn chặn các tổ chức kỹ thuật số tận dụng khác biệt pháp lý giữa các nước để lan tỏa thông tin sai sự thật. Các nền tảng phải kiểm duyệt nội dung tại mọi khu vực và mọi ngôn ngữ; có trách nhiệm giải trình trong những trường hợp chỉ vì lợi ích riêng đã hy sinh thông tin đáng tin cậy, thay vào đó là lan truyền thông tin sai sự thật” - TS Mathieu Gallard nói.

Theo báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tân Thủ tướng Singapore nhậm chức

Tân Thủ tướng Singapore nhậm chức

Ông Lawrence Wong, 51 tuổi, tối nay (15/5) sẽ tuyên thệ nhậm chức với tư cách là Thủ tướng thứ 4 của Singapore, hoàn thành quá trình chuyển giao quyền lực được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo tính liên tục tại quốc đảo giàu có này.

Số ca nhập viện do Covid-19 tại Thái Lan tăng

Số ca nhập viện do Covid-19 tại Thái Lan tăng

Số ca nhập viện do mắc Covid-19 đang có xu hướng tăng cao tại Thái Lan, tuy nhiên tình hình không đáng lo ngại do vẫn nằm trong mức độ đã được dự báo và ở mức kiểm soát được. Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan vừa công bố số liệu từ 5-11/5, nước này có 1.880 ca nhập viện do nhiễm Covid-19, trong đó, có 11 ca tử vong, hầu hết là người cao tuổi.

Kuwait thành lập chính phủ mới

Kuwait thành lập chính phủ mới

Theo hãng thông tấn chính thức KUNA, ngày 12/5, Quốc vương Kuwait Sheikh Meshaal Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah đã ban hành sắc lệnh, trong đó thông báo về việc thành lập nội các mới do Thủ tướng mới được chỉ định, Sheikh Ahmad Abdullah Al-Ahmad Al-Sabah, đứng đầu.

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức

Tối 10/5 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.

Mỹ rút viện trợ vũ khí cho Israel

Mỹ rút viện trợ vũ khí cho Israel

Ngày 8/5, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã rút lại một chuyến hàng viện trợ vũ khí ngắn hạn cho Israel trước "quan ngại sâu sắc" về khả năng Israel tiến hành hoạt động quân sự quy mô lớn ở Rafah sẽ gây ra tổn thất đáng kể về sinh mạng dân thường.

fb yt zl tw