Kế hoạch trồng rừng bước vào giai đoạn nước rút

LCĐT - Đến nay, các địa phương trong tỉnh trồng được hơn 4.560 ha rừng và dự kiến đến hết tháng 11 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng sản xuất, trung tuần tháng 12 hoàn thành kế hoạch trồng cây phân tán.

Khu đồi rộng hơn 1,5 ha của gia đình ông Lý Văn Ninh ở thôn San Bang, xã Bản Vược (Bát Xát) trước đây trồng ngô, sắn cho giá trị kinh tế thấp. Năm nay, ông Ninh quyết định mua cây giống, phân bón để chuyển đổi trồng rừng. Tranh thủ những ngày trời râm mát, ông huy động nhân lực trong gia đình trồng quế.

Giống như gia đình ông Ninh, nhiều hộ ở xã Bản Vược năm nay tự đầu tư trồng rừng, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Phong trào trồng rừng kinh tế tại xã Bản Vược phát triển mạnh khoảng 4 năm trở lại đây. Nhận thấy lợi ích lâu dài cả về kinh tế và môi trường của rừng mang lại, người dân đã chủ động đầu tư mua cây giống, phân bón, thuê nhân công trồng rừng. Tính đến hết tháng 9, người dân trên địa bàn đã trồng 125 ha/130 ha theo kế hoạch. Chủ tịch UBND xã Bản Vược, Ngô Hoàng Sơn cho biết: Để có được sự thay đổi nhận thức, chuyển đổi từ canh tác nương sang trồng rừng như hiện nay, xã và các thôn đã kiên trì, tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong nhiều năm. Giá trị môi sinh, nhất là về kinh tế khiến nhiều hộ trong xã tích cực trồng rừng. Hiện xã có gần 700 ha rừng trồng sản xuất.

Năm 2022, huyện Bát Xát được giao trồng 1.100 ha rừng, đến nay đã trồng được 881 ha, đạt 84% kế hoạch. Trong đó, huyện huy động nguồn xã hội hóa, hỗ trợ hơn 1,2 triệu cây giống quế (trồng 600 ha rừng) cho hộ nghèo, cận nghèo ở các xã: Quang Kim, A Mú Sung, Nậm Chạc, Cốc Mỳ. Bên cạnh đó, người dân tự đầu tư khi nhận thức được lợi ích từ kinh tế rừng.

Ông Trần Văn Hùng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát cho biết: Để kiểm soát chất lượng đi kèm với đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, cán bộ kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc trồng rừng của các xã, kịp thời hướng dẫn người dân trồng rừng theo đúng quy trình, kỹ thuật, nhờ đó tỷ lệ cây sống đạt cao. Huyện phấn đấu diện tích rừng trồng mới năm nay vượt 5% đến 10% so với kế hoạch giao.

Tại huyện Bảo Yên, với kế hoạch trồng mới 1.200 ha rừng, khâu chuẩn bị cây giống được các cơ quan chức năng sát sao, từ khâu kiểm soát nguồn gốc hạt giống, đóng bầu, gieo hạt, đến chăm sóc cây con đều được giám sát chặt chẽ. Huyện yêu cầu các chủ vườn ươm cam kết cây giống phải đạt tiêu chuẩn mới được phép xuất vườn. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh cây giống từ địa phương khác vận chuyển về địa bàn phải cam kết cung cấp loại có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho người dân. Huyện cũng chỉ đạo các xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân đặt hàng với các tổ chức, cá nhân cung cấp cây giống có uy tín… Đến nay, các địa phương trên địa bàn huyện đã trồng rừng đạt hơn 90% kế hoạch giao.

Nhân dân các địa phương tích cực trồng rừng. ảnh 3
Nhân dân các địa phương tích cực trồng rừng.

Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, kết thúc vụ xuân năm 2022, tiến độ trồng rừng không đạt kế hoạch đề ra. Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các cơ sở chế biến gỗ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, tiến độ khai thác gỗ rừng và tiến độ trồng rừng tại một số địa phương bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các địa phương cũng chủ động xây dựng phương án đến khi các công ty sản xuất, chế biến gỗ thu mua trở lại sẽ bắt tay vào trồng rừng vụ mới theo khung thời vụ tốt nhất.

Tính đến hết tháng 9, các địa phương trong tỉnh đã trồng được hơn 4.560 ha rừng, trong đó có 3.900 ha rừng sản xuất (đạt trên 72% kế hoạch), trồng lại rừng 617 ha; trồng 1.200 ha cây phân tán (đạt 62% kế hoạch). Nhằm hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2022, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 60% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, những tháng cuối năm, các huyện, thành phố, thị xã tập trung chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, trồng cây xanh phân tán. Đối với các huyện vùng thấp, phấn đấu hoàn thành và vượt 25% đến 30% kế hoạch giao trước thời điểm 30/11/2022. Đối với các huyện vùng cao, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trước ngày 15/12/2022. Phấn đấu hết năm 2022, toàn tỉnh trồng mới hơn 7.000 ha rừng các loại và hơn 2 triệu cây phân tán.

Vụ trồng rừng năm 2022 đang ở giai đoạn nước rút, nếu thời tiết diễn biến thuận lợi như dự báo thì việc hoàn thành chỉ tiêu rất khả quan. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, một số địa phương đã đưa ra các giải pháp, cách làm phù hợp với thực tế địa phương. Ví dụ như huyện Bảo Yên hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu quế hữu cơ; huyện Bát Xát huy động nguồn xã hội hóa hỗ trợ cây giống trồng rừng cho người dân; thị xã Sa Pa hỗ trợ cây giống trồng rừng cho người dân từ ngân sách địa phương…

Ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Đến thời điểm này, có thể tự tin khẳng định trong các nội dung trồng rừng năm nay, rừng sản xuất sẽ đạt và vượt chỉ tiêu cao nhất. Kết quả đó là do nhận thức về trồng rừng để phát triển kinh tế của người dân đã được nâng lên. Bên cạnh đó, phong trào cải tạo rừng tạp, trồng rừng kinh tế đang phát triển mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Mường Khương thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mường Khương lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, an toàn, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm gắn với giảm nghèo nhanh và bền vững, đặc biệt là các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao” là một trong những bước đột phá trong cả nhiệm kỳ.

Cảnh báo mã độc chiếm quyền điện thoại, trộm tiền tài khoản

Cảnh báo mã độc chiếm quyền điện thoại, trộm tiền tài khoản

Lừa đảo trực tuyến đang nở rộ với hình thức ngày một tinh vi, song hành cùng sự phát triển của công nghệ. Thời gian qua không ít trường hợp đã bị kẻ gian lừa cài đặt các ứng dụng giả mạo cơ quan nhà nước, trong đó có chứa các mã độc nhằm theo dõi, đánh cắp thông tin giao dịch, trộm tiền trong tài khoản ngân hàng...

Huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

Từ một tỉnh biên giới nghèo được tái lập năm 1991, hạ tầng gần như không có gì, đến nay Lào Cai đã vươn mình trở thành tỉnh phát triển của cả nước và đang trên tiến trình trở thành cực tăng trưởng, trung tâm kết nối giao thương. Để có bước phát triển vượt bậc, Lào Cai luôn phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, đổi mới và thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

Ngược “thác ghềnh” lên thôn Nậm Trà, Nậm Phảng

Ngược “thác ghềnh” lên thôn Nậm Trà, Nậm Phảng

Ngày 28/9, mưa lớn xảy ra khắp nơi, chúng tôi quyết định ngược dốc lên thôn Nậm Trà và Nậm Phảng, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng để mục sở thị tuyến đường mà ai cũng lắc đầu ngao ngán khi đi qua. Nước chảy cùng đất lẫn đá lổng chổng khiến tuyến đường như dòng thác chảy xối xả càng gây khó khăn cho người dân lên thôn Nậm Trà, Nậm Phảng.

Công bố dự án và triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án hạ tầng kỹ thuật sau kè bờ hữu suối Ngòi Đum

Công bố dự án và triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án hạ tầng kỹ thuật sau kè bờ hữu suối Ngòi Đum

Chiều 27/9, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức công bố dự án và triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án hạ tầng kỹ thuật sau kè bờ hữu suối Ngòi Đum, đoạn từ đường Trần Phú đến nút giao cao tốc Nội Bài - Lào Cai IC19, thành phố Lào Cai.

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 3 dự án

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 3 dự án

Ngày 15/9/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ -HĐND về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, HĐN tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 4,5 ha rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện 3 dự án tại huyện Bảo Yên và huyện Bát Xát.

Mở đường cho hàng Việt Nam sang các thị trường tiềm năng và mới mẻ

Mở đường cho hàng Việt Nam sang các thị trường tiềm năng và mới mẻ

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã nỗ lực quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ thương hiệu quốc tế. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quốc tế vẫn còn khiêm tốn. Thông tin này được các khách mời chia sẻ tọa đàm với chủ đề "Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP" tổ chức ngày 27/9.

Đầu tư hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng

Đầu tư hạ tầng giao thông thúc đẩy liên kết vùng

Phát biểu tại Diễn đàn “Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” tổ chức chiều 27/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh tỉnh Lào Cai xác định để trở thành trung tâm kết nối thì phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông là một trong những lĩnh vực đột phá, do đó tỉnh đã tập trung nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ.

Lận đận tiêu chí "Made in Vietnam"

Lận đận tiêu chí "Made in Vietnam"

Để có thể triển khai hiệu quả việc người Việt Nam dùng hàng Việt Nam thì một bộ tiêu chí xác định xuất xứ "Made in Vietnam" là điều kiện hết sức quan trọng. Thế nhưng, cho đến nay, bộ tiêu chí đó vẫn… chưa có!

fb yt zl tw