Hội thảo khoa học “Phát triển huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai trở thành điểm đến du lịch đặc sắc”

Chiều 24/4, tại huyện Bắc Hà, Tỉnh ủy Lào Cai phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “ Phát triển huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai trở thành điểm đến du lịch đặc sắc”.

Về phía Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, dự hội thảo có Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Mạnh Hùng, Trợ lý Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Trung tâm Việt - Úc; lãnh đạo các vụ, viện thuộc Học viện; các chuyên gia của tổ chức Aus4Skills.

0.jpg
Quang cảnh hội thảo.

Về phía Tỉnh ủy Lào Cai, dự hội thảo có Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Bắc Hà và các đơn vị có liên quan.

1.jpg
2.jpg
Các đại biểu dự hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Bắc Hà có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc, nhưng trong những năm qua, ngành du lịch địa phương chưa có bước phát triển tương xứng với tiềm năng.

3.jpg
Tiến sỹ Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội thảo.

Để thực hiện mục tiêu “phát triển hài hòa, phát triển kinh tế nhanh nhưng phải đảm bảo tính đồng bộ, bền vững” và đột phá về phát triển du lịch, dịch vụ, Tiến sỹ Hoàng Giang đề xuất: Việc phát triển du lịch đặc sắc phải gắn với bảo đảm những vấn đề về môi trường, văn hóa, sự phát triển bền vững. Làm thế nào để Bắc Hà có nét độc đáo riêng có, thể hiện bản sắc văn hóa và con người vùng cao Tây Bắc giàu truyền thống cách mạng, không trùng lặp với một địa phương khác trong vùng.

Cần phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền và việc huy động được tài dân, sức dân trong xây dựng môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, tạo ra những sản phẩm du lịch bản sắc, vừa góp phần phát triển du lịch, vừa nâng cao đời sống Nhân dân, giảm nghèo bền vững. Để phát triển được du lịch Bắc Hà trong bối cảnh hiện nay, cần khai thác được tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị văn hóa của từng địa bàn, từng dân tộc; nâng cao chất lượng các điều kiện hạ tầng du lịch thiết yếu và nguồn nhân lực chất lượng cao; khảo sát, tư vấn các chính sách của chuyên gia về du lịch nhằm hỗ trợ khai thác khu vực có tiềm năng. Chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...

4.jpg
Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo.

Đề dẫn hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu: Những năm qua, du lịch Bắc Hà đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, dần dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Ngành du lịch - dịch vụ chiếm 41% trong GRDP của huyện với điểm nhấn là đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc, đặc biệt là các giá trị bản địa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, du lịch Bắc Hà còn hạn chế. Thực tế phát triển cũng như những mục tiêu đặt ra trong tương lai đòi hỏi cần có sự phân tích, đánh giá khách quan, khoa học, sâu sắc, đa chiều và nguyên nhân những hạn chế trong phát triển du lịch huyện Bắc Hà thời gian qua, tìm ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy kinh tế du lịch trong thời gian tới, tạo ra những sản phẩm mới, đặc trưng, ấn tượng, hấp dẫn mang thương hiệu riêng, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần đưa Bắc Hà ra khỏi danh sách huyện nghèo.

Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu được nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để tìm ra những giải pháp phù hợp, xây dựng sản phẩm du lịch mới đặc trưng, ấn tượng, hấp dẫn mang thương hiệu riêng của Bắc Hà - Lào Cai, góp phần từng bước đưa khu du lịch Bắc Hà trở thành khu du lịch đặc sắc cấp tỉnh và khu vực Tây Bắc...

7.jpg
Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.

Hội thảo chia làm 2 phiên. Trong phiên thứ nhất, các đại biểu tập trung tham luận về các nội dung: Phát triển du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn đột phá của tỉnh Lào Cai; chia sẻ kinh nghiệm từ Dự án thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch tại Bắc Hà; phát triển cây dược liệu ở Bắc Hà gắn với du lịch.

6.jpg
Các đại biểu tham quan sản phẩm đặc trưng của huyện Bắc Hà trong khuôn khổ hội thảo.

Phiên thứ hai, các đại biểu tham luận về tiềm năng và giải pháp phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch đặc sắc; thực trạng phát triển du lịch và sản phẩm du lịch của huyện Bắc Hà; kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch đặc sắc.

5.jpg
Tiến sỹ Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham luận tại hội thảo.

Tham luận tại hội thảo, Tiến sỹ Dương Đức Huy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh: Nghị quyết số 11 ngày 27/8/2021 về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch Lào Cai là ngành kinh tế mũi nhọn đột phá, tạo tiền đề đến năm 2050 trở thành ngành kinh tế chủ đạo quan trọng, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, có hệ thống hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa, trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, cạnh tranh được với các trung tâm du lịch lớn trong nước và khu vực, đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch quốc gia và quốc tế.

Tham gia hội thảo, thạc sỹ Nguyễn Duy Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà cho biết: Bắc Hà đang trong giai đoạn phát triển du lịch nhưng còn nhiều khó khăn. Thời điểm này là cơ hội cho Bắc Hà khi du lịch trải nghiệm đang trở thành xu hướng. Ngoài ra, nhiều chủ trương, chính sách, hạ tầng du lịch cơ bản được nâng cấp. Du lịch Bắc Hà được học hỏi được kinh nghiệm từ các địa phương... Địa phương cũng gặp nhiều thách thức: Đứng trước sự phát triển của xã hội, hiện đại hóa, nguy cơ mai một bản sắc văn hóa; nguồn nhân lực còn thiếu và sự cạnh tranh lớn từ các địa phương có tính chất tương đồng.

8.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại phiên thảo luận.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Nhận thức rõ tiềm năng, lợi thế về truyền thống văn hóa, sự ưu đãi của thiên nhiên đối với mảnh đất Bắc Hà, nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh và huyện về phát triển du lịch Bắc Hà đã được ban hành và gần đây nhất, tại Nghị quyết số 11 ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Bắc Hà trở thành trung tâm du lịch, vùng trọng điểm về du lịch khu vực II phía Đông Bắc của tỉnh, ngành kinh tế mũi nhọn và là khâu đột phá về kinh tế của huyện. Đến năm 2030, Bắc Hà là khu du lịch đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc, tạo tiền đề đến năm 2050 trở thành khu du lịch quốc gia, có hệ thống hạ tầng và dịch vụ du lịch đồng bộ, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

fb yt zl tw