Học sinh DTTS được hỗ trợ tiền nước nhưng nhiều trường học không có đồng hồ đo

Trên thực tế, dù nhiều xã về đích nông thôn mới nhưng đường sá đi lại khó khăn, người dân còn nghèo, học sinh vẫn là con em dân tộc thiểu số, ăn bán trú.

Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách (gọi tắt là dự thảo)

So với Nghị định 116/2016/NĐ-CP thì dự thảo lần này có nhiều thay đổi, bổ sung hỗ trợ trẻ em, học sinh, học viên và các trường học ở vùng đặc biệt khó khăn.

Một giờ học vẽ tranh của học sinh Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học số 1 xã Quan Hồ Thẩn (Si Ma Cai).

Trao đổi về dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai (Lào Cai), ông Phạm Văn Tiếp cho biết, những thay đổi dự kiến là điều đáng mừng. Các tiêu chí và mức hỗ trợ là phù hợp với tình hình thực tế, bên cạnh đó cũng còn một số điểm cần chỉnh sửa.

Theo đó, ông Tiếp cho rằng, thứ nhất, cần bổ sung thêm đối tượng học sinh thuộc xã đã "về đích" nông thôn mới của vùng đặc biệt khó khăn vào dự thảo này. Bởi lẽ, hiện nay ở huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đã có những xã hoàn thành về đích nông thôn mới theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định 861, các xã khu vực III, khu vực II đã được phê duyệt tại quyết định này nếu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được xác định là xã khu vực I và thôi hưởng các chính sách áp dụng đối với xã khu vực III, khu vực II kể từ ngày quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới có hiệu lực. Thế nhưng, dù đã “về đích” nông thôn mới, các xã khu vực II, III vẫn còn nhiều khó khăn khi không còn được hưởng chính sách an sinh xã hội đặc thù, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục.

Trên thực tế dù nhiều xã về đích nông thôn mới nhưng đường sá đi lại khó khăn, người dân còn nghèo, học sinh vẫn là con em dân tộc thiểu số, ăn bán trú.

Trước kia khi ở vùng III, Nhà nước hỗ trợ các khoản như: học phí, tiền ăn,... nhưng khi trở thành xã nông thôn mới thì học sinh đều phải hoàn toàn chi trả. Vị lãnh đạo lo ngại nếu tiếp diễn tình hình này, nhiều gia đình không đủ kinh tế để cho các em đi học dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, không ra lớp để đi làm nương rẫy.

Ở địa phương hiện nay có đến 50% số xã gặp phải tình trạng này. Do đó, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai kiến nghị đưa đối tượng học sinh thuộc xã nông thôn mới nhưng ở vùng đặc biệt khó khăn vào diện được hưởng hỗ trợ để đảm bảo việc học tập cho các em.

Thứ hai, quy định tiền hỗ trợ theo mức lương cơ sở.

Hiện nay mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 là 1,8 triệu đồng, nếu căn cứ theo Nghị định 116/2016 hỗ trợ 40% mức lương cơ sở thì mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú là 720.000 đồng/em/tháng.

Mức hỗ trợ theo dự thảo là: "Mỗi học sinh, học viên được hỗ trợ mỗi tháng là 900.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học".

Nếu dự thảo được áp dụng tại thời điểm này, các đối tượng được hưởng nhiều hơn 180.000 đồng. Tuy nhiên, những năm sau nếu mức lương cơ sở tăng lên thì mức hỗ trợ vẫn cố định là 900.000 đồng. Chưa kể khi đó chi phí, vật giá leo thang, mức hỗ trợ này lại trở thành không phù hợp, càng về sau sẽ thiệt thòi cho học sinh.

Thứ ba, bổ sung thêm phương thức thanh toán theo hóa đơn mua nước.

So với Nghị định 116/2016/NĐ-CP, dự thảo đã có thêm mức hỗ trợ về điện, nước và đầy đủ thông tin số kW điện/tháng/trẻ và số m3 nước/tháng/trẻ cho từng đối tượng.

Với trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ 3m3 nước/tháng/học sinh; trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học được hỗ trợ 4m3 nước/tháng/học sinh và đều được hưởng 9 tháng/năm học.

Nhưng trên thực tế, các trường, điểm trường vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Si Ma Cai nhiều nơi không có đồng hồ đo số nước nên nếu căn cứ theo dự thảo phải có đầy đủ số liệu m3 nước do đồng hồ hiển thị thì nhiều nơi không đáp ứng được.

Vị lãnh đạo kiến nghị, ở mục này dự thảo có thể quy ra tiền mặt hoặc thanh toán bằng phiếu hóa đơn mua nước để hỗ trợ đồng đều cho người học.

Ngoài ra, định mức về khối nước, vị lãnh đạo kiến nghị có thể thêm 1-2 m3 nước/ 1 học sinh trung học phổ thông để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt như tắm, giặt đồ...

Về phía trường dự bị đại học, Phó Hiệu trưởng Trường dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn (Thanh Hóa) - thầy Lê Lâm cũng mong muốn các em học sinh được hỗ trợ thêm về điện, nước.

Theo dự kiến, học sinh được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt với mức 25KW điện/tháng/học sinh và 4m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương và được hưởng 9 tháng/năm học.

Nhà trường mong muốn tăng lên thành 30KW điện/tháng/học sinh, tính trung bình mỗi ngày các em sử dụng 1KW điện/ngày/học sinh. Mức điện này đáp ứng cơ bản được các hoạt động sinh hoạt như: thắp sáng trên lớp, kí túc xá, quạt vào ngày hè nắng nóng.

Mức nước sẽ tăng lên thành 6m3 nước/tháng/học sinh. So với học sinh bán trú thì học sinh nội trú, dự bị đại học đều ở lại ở trường toàn thời gian nên mức nước cần tăng thêm để phù hợp tình hình.

Vị lãnh đạo thông tin thêm mùa đông miền Bắc thường lạnh, rét buốt nên ở phần hỗ trợ đồng phục trong dự thảo nên bổ sung thêm áo ấm. Hiện trong Nghị định dự kiến ghi chung mỗi năm học, học sinh được cấp 02 bộ quần áo đồng phục nhưng không cụ thể là quần áo mùa đông hay mùa hè.

Cuối cùng về vấn đề hỗ trợ gạo, thầy Lâm cho hay, nên quy đổi thành tiền theo định mức tương đương. Theo dự kiến mỗi học sinh sẽ được hỗ trợ 15 kg gạo/1 tháng và hưởng không quá 9 tháng/năm học, mỗi năm học nhận tối đa 4 lần.

Như vậy, với khoảng 500-600 em học sinh/khóa học, số gạo nhận hỗ trợ lên đến chục tấn, kéo theo các vấn đề liên quan như: tiền xe, bốc vác, kho bãi, bảo quản.... Do đó việc chuyển đổi và gửi đến Nhà trường mua gạo theo tháng sẽ giảm bớt được chi phí phát sinh, chất lượng gạo vẫn được đảm bảo.

Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gồm 19 tiêu chí thuộc 5 hạng mục: Quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế và tổ chức sản xuất, văn hóa - xã hội - môi trường, hệ thống chính trị.

Trong mục hạ tầng kinh tế - xã hội, các xã phải đảm bảo các nội dung như sau:

Tỷ lệ đường xá được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%.

Tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 80% trở lên tùy vùng.

Tỷ lệ đường ngõ, xóm sạch và đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm và tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm theo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên theo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ ở mức Đạt

Hệ thống điện đạt chuẩn ở mức Đạt.

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt trên 95% tùy vùng.

Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định theo Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chỉ tiêu cụ thể.

Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã và xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định.

Tỷ lệ thôn, bản, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100%.

Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa theo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định.

Xã có điểm phục vụ bưu chính; xã có dịch vụ viễn thông, internet; xã có đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn; xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố chỉ tiêu cụ thể.

Không có nhà tạm, dột nát.

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể.

Báo Giáo dục & Thời đạinull

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

fbytzltw