"Hoa Việt nơi xứ tuyết": Tâm tình của người phụ nữ xa quê

Lễ trao giải Cuộc thi viết tản văn, thơ về "Người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức, diễn ra tại Phòng Thượng viện, Nhà Quốc hội Hungary, ngày 15/6. Tuyển tập gồm 50 tác phẩm của các nữ tác giả người Việt ở nước ngoài chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trang bìa Tuyển tập các tác phẩm xuất sắc nhất của Cuộc thi viết tản văn, thơ về người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ.
Trang bìa Tuyển tập các tác phẩm xuất sắc nhất của Cuộc thi viết tản văn, thơ về người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ.

Tuyển tập các tác phẩm xuất sắc nhất của Cuộc thi viết tản văn, thơ về người Phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ với tên gọi "Hoa Việt nơi xứ tuyết" được in tại Nhà Xuất bản Hội Nhà văn.

Cuộc thi viết tản văn và thơ về "Người phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ" cho đối tượng là chị em phụ nữ người Việt đang học tập và sinh sống ở nước ngoài do Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu cùng Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức. Cuộc thi nhằm tôn vinh người phụ nữ Việt Nam nơi xa xứ, đồng thời cũng động viên, khuyến khích chị em người Việt nói riêng và người Việt Nam ở nước ngoài nói chung trau dồi tiếng Việt, giữ gìn tiếng Việt nơi xứ người.

Cuộc thi kéo dài đến giữa tháng 8/2024 với hai thể loại: Tản văn (dưới 2.000 từ) và thơ (dưới 40 dòng). Chủ tịch Ban Giám khảo là nhà thơ, nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

Tiến sĩ Phan Bích Thiện, Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu, chia sẻ: "Cuộc sống ở nước ngoài đòi hỏi phụ nữ Việt Nam phải vượt qua nhiều khó khăn với những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, phải chịu những thiệt thòi về tình cảm của người thân, cách trở với quê hương. Mặc dù vậy, những người phụ nữ Việt vẫn cố gắng vươn lên. Mỗi người một hoàn cảnh, một vị trí nhưng trong họ vẫn luôn ngập tràn tình yêu quê hương và khát vọng khẳng định mình nơi xứ người".

Với 182 bài dự thi từ 18 nước, không chỉ ở châu Âu mà cả từ Mỹ, Nhật Bản, Maroc, Malaysia, có thể nói cuộc thi đã được lan tỏa trong cộng đồng người Việt trên toàn cầu.

Hơn cả một cuộc thi văn chương, đây thực sự là một hành trình kết nối tâm hồn – nơi tiếng lòng của hàng trăm người phụ nữ được cất lên qua thơ ca, qua những dòng tản văn dung dị mà tha thiết. Mỗi tác phẩm là một thế giới riêng, những câu chuyện chân thực, mang trong đó nỗi niềm xa xứ, ký ức quê nhà, sự hy sinh thầm lặng và sức mạnh nội tâm phi thường của người phụ nữ Việt.

Có những bài viết khiến Ban Giám khảo rơi nước mắt bởi sự chân thành không màu mè; có những vần thơ lay động trái tim bởi một nỗi nhớ mẹ, nhớ quê. Trong từng con chữ là cả một hành trình đầy nghị lực: hành trình hòa nhập, gìn giữ bản sắc, nuôi dạy con cái và không ngừng vun đắp hạnh phúc giữa nơi xa lạ.

Theo tienphong.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

fb yt zl tw