Hiệu quả mô hình nuôi thỏ tại xã Cam Đường

Hiệu quả mô hình nuôi thỏ tại xã Cam Đường ảnh 1

LCĐT - Trong những năm qua, nhiều hộ dân tại xã Cam Đường đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị kinh tế. Nhờ đó, xã đã có nhiều mô hình hiệu quả, giúp bà con từng bước vươn lên giảm nghèo và làm giàu. Trong đó, mô hình nuôi thỏ là một trong những mô hình đạt hiệu quả cao.

Gia đình chị Bùi Thị Thu Thảo, thôn Thác, xã Cam Đường là một trong những hộ đầu tiên phát triển kinh tế bằng nghề nuôi thỏ. Cách đây 12 năm, nhận thấy nuôi thỏ hiệu quả kinh tế cao, không cần quá nhiều vốn lại có đầu ra ổn định, nên chị đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng nuôi với quy mô 70 m2 và mua thỏ giống.

Hiệu quả mô hình nuôi thỏ tại xã Cam Đường ảnh 2

Những lứa đầu, chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên thỏ chết nhiều, chủ yếu do bệnh về đường ruột. Không nản, chị tự tìm hiểu rồi dần rút kinh nghiệm chăm sóc thỏ tốt hơn. Một trong những “mẹo” được chị Thảo áp dụng là nuôi giun ngay bên dưới nền chuồng để hạn chế vi khuẩn có hại trong phân thỏ. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay gia đình chị có hơn 500 con thỏ, tất cả đều khỏe mạnh và sinh trưởng bình thường. Hiện mỗi tháng, gia đình chị Thảo có nguồn thu từ 15 - 17 triệu đồng từ thỏ.

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi thỏ, chị Thảo cho biết, thỏ rất dễ nuôi, có thể tận dụng nguồn thực phẩm sẵn có và dễ kiếm như ngô, rau, cỏ… làm thức ăn. Ngoài ra, thỏ sinh sản khá nhanh, trung bình mỗi tháng đẻ 1 lứa, mỗi lứa từ 6 đến 12 con. Giai đoạn thỏ mới sinh, cần lưu ý vệ sinh chuồng thật sạch để tránh các mầm bệnh cho thỏ.

Ngoài gia đình chị Thảo, gia đình ông Trương Công Hào, tại thôn Nhớn 2, xã Cam Đường cũng là hộ có thu nhập cao nhờ mô hình nuôi thỏ. Hiện nay, gia đình ông Hào có hơn 300 con thỏ. Năm 2019, sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, nhận thấy việc nuôi thỏ phù hợp với những người lớn tuổi, ông quyết định dùng số tiền tiết kiệm của gia đình xây dựng khu chuồng trại nuôi thỏ.

Hiệu quả mô hình nuôi thỏ tại xã Cam Đường ảnh 3

4 năm qua, mô hình nuôi thỏ của gia đình ông Hào ngày càng phát huy hiệu quả kinh tế, thu nhập bình quân 10 - 12 triệu đồng/tháng. “Thỏ là loài có đặc tính sinh sản cao mà lại rất dễ nuôi. Ban đầu, tôi chỉ có 1 con thỏ giống đực và 5 con thỏ giống cái, sau 3 tháng nhân giống, gia đình đã có khoảng 100 con. Thời gian nuôi thỏ con từ lúc mới sinh đến khi được xuất chuồng khoảng 2 tháng, nếu chăm sóc tốt, sẽ đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3 kg/con. Chỉ sau gần nửa năm, từ 6 con thỏ giống, tôi đã xuất chuồng 100 con thỏ với giá bán 120.000 đồng/kg”, ông Hào nói.

Hiệu quả mô hình nuôi thỏ tại xã Cam Đường ảnh 4

Đánh giá về các mô hình nuôi thỏ, bà Nguyễn Thị Thi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Đường, cho biết: Nuôi thỏ là mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao của địa phương. Chúng không chỉ giúp các gia đình nông dân có thêm thu nhập, làm giàu chính đáng mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số mô hình khác của xã cũng đạt hiệu quả không kém như nuôi lợn đen, trồng quế… Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao đưa vào sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập trung cao độ “canh lửa, giữ rừng”

Tập trung cao độ “canh lửa, giữ rừng”

Những ngày này, các cánh rừng thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) đang ở mức cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Đây là khoảng thời gian những người thực hiện nhiệm vụ “canh lửa, giữ rừng” phải tập trung cao độ nhất.

Giúp nông dân Sa Pa thực hành tốt trồng, thu hái actiso

Giúp nông dân Sa Pa thực hành tốt trồng, thu hái actiso

Sáng 24/5, Công ty TNHH Một thành viên Traphaco Sapa phối hợp với UBND phường Hàm Rồng, phường Sa Pả (thị xã Sa Pa) tổ chức lớp tập huấn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc actiso theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO).

Tiếp sức cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Tiếp sức cho nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh đã lan tỏa sâu rộng, thu hút nông dân tham gia, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hội viên nông dân thị xã Sa Pa

Tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hội viên nông dân thị xã Sa Pa

Ngày 24/5, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho hội viên nông dân.

Triển khai các giải pháp nâng cao thu nhập ở Bản Mế

Triển khai các giải pháp nâng cao thu nhập ở Bản Mế

Xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai) có điều kiện khí hậu thích hợp phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, chính quyền xã đã chỉ đạo triển khai các mô hình sản xuất mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế của địa phương.

Phát triển rừng, kinh tế lâm nghiệp

Phát triển rừng, kinh tế lâm nghiệp

Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, kể từ khi lực lượng kiểm lâm được thành lập, công cuộc phát triển rừng gắn với kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lào Cai đã có hướng đi rõ ràng và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kiểm lâm Lào Cai 50 năm xây dựng và phát triển

Kiểm lâm Lào Cai 50 năm xây dựng và phát triển

Suốt chặng đường gần 50 năm qua, kiểm lâm Lào Cai luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái.

fb yt zl tw