Hiểm họa thuốc giả, thuốc kém chất lượng

Thời gian gần đây, Bộ Y tế liên tiếp phát cảnh báo về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Việc sử dụng thuốc giả, thuốc kém chất lượng có thể làm bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cơ quan chức năng kiểm tra sản phẩm thuốc tại một nhà thuốc trên địa bàn TPHCM.
Cơ quan chức năng kiểm tra sản phẩm thuốc tại một nhà thuốc trên địa bàn TPHCM.

Sản xuất tinh vi, khó phát hiện

Cuối tháng 7/2024, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Bình Dương phát hiện mẫu thuốc kháng sinh Cefixime 200, số lô 04200623 và 28201123 không đạt yêu cầu chất lượng. Trên nhãn hai mẫu thuốc này ghi nơi sản xuất là Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long. Tuy nhiên, đại diện Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long cho biết có dấu hiệu khác biệt giữa mẫu thuốc lưu tại đơn vị và mẫu thuốc kiểm nghiệm, cho thấy thuốc được kiểm nghiệm là giả. Tháng 8-2023, công ty này từng phát cảnh báo thuốc Cefixime bị làm giả, khuyến cáo người tiêu dùng cẩn trọng khi mua.

Trước đó, Công an quận 10 (TPHCM) đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xảy ra trên địa bàn. Quá trình điều tra xác định đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả do Lữ Phú Thám (sinh năm 1980, trú phường 15, quận 10) cầm đầu, hoạt động từ đầu năm 2022 đến nay. Qua khám xét, lực lượng chức năng thu giữ 39 thùng thuốc chứa 6.022 lọ, chai thuốc giả, không có hóa đơn chứng từ về nguồn gốc xuất xứ. Khám xét tại nơi ở của các đối tượng và kho chứa hàng, lực lượng chức năng thu giữ 109 thùng thuốc chứa hơn 100.000 vỉ, hộp, chai, ống thuốc giả các loại; hơn 35.000 vỏ hộp, tem, nhãn thuốc giả; các máy in date, máy ép nhiệt và các công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất thuốc giả.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 11% thuốc chữa bệnh tại các quốc gia đang phát triển là thuốc giả, và có thể là nguyên nhân mỗi năm gây tử vong cho hàng chục ngàn trẻ em mắc các chứng bệnh như sốt rét hay sưng phổi. Riêng tại Việt Nam, tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trong thời gian gần đây có xu hướng tăng trở lại, khiến nhiều người lo lắng. Theo thống kê từ Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam, trong số mẫu tân dược bị làm giả, đa số là kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng.

Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thật - giả được đặt cạnh nhau. Đại diện cơ quan quản lý thị trường nhận định, bằng phương pháp thông thường, không thể dễ dàng phát hiện tân dược thật, giả một cách chính xác. Kiểm nghiệm thành phần, chất lượng thuốc... là phương pháp được lựa chọn tối ưu để xác định độ thật - giả của một sản phẩm, nhưng cần một khoản kinh phí lớn và thời gian dài để đánh giá, điều tra. Đây cũng là rào cản lớn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Trả lời kiến nghị của cử tri về tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang tồn tại dai dẳng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đang xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược 2016; trong đó có sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến công tác quản lý chất lượng thuốc theo hướng minh bạch, chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, Bộ Y tế tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực dược theo quy định của pháp luật, nhằm ngăn chặn việc sản xuất và đưa ra lưu thông thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Nguy hiểm nếu sử dụng

Theo các chuyên gia y tế, nạn thuốc giả hoành hành gây nguy hại rất lớn cho người bệnh. Khi dùng thuốc giả, người bệnh có thể phải tốn rất nhiều tiền để trả tiền mua thuốc, nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn. Nhiều trường hợp người bệnh nặng cần phải sử dụng các loại thuốc đặc trị, kháng sinh, nhưng do dùng phải thuốc giả nên “thời điểm vàng” để cứu sống bệnh nhân trôi qua, dẫn đến hậu quả bệnh ngày càng nặng thêm, thậm chí có thể tử vong. Một số trường hợp thuốc giả chứa hoạt chất, dược chất kém chất lượng do quy trình sản xuất bằng phương pháp thủ công, người sản xuất pha trộn thêm nhiều loại tạp chất khác khiến người dùng thuốc có thể tử vong.

Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam, những năm qua, số vụ việc thuốc giả, thuốc kém chất lượng được phát hiện giảm đều qua hàng năm, cụ thể giảm từ trên 7% vào năm 1991 xuống còn dưới 0,1% những năm gần đây. “Việc số vụ việc được phát hiện giảm như vậy có thực sự phản ánh được thị trường dược phẩm được kiểm soát? Thuốc giả, thuốc kém chất lượng ngày càng được phát hiện ít đi hay lực lượng chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm chưa nhiều và chưa bao quát được hết việc này?”, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan đặt nghi vấn.

Đồng thời, PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan thông tin, có rất nhiều người dân khi tiêu thụ những loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng đã phải chịu thiệt thòi về sức khỏe, thậm chí mất mạng. Do vậy, theo quan điểm của bà, một cá nhân làm thuốc giả và ý thức được việc làm đó thì hành vi trên đã phạm vào tội giết người hàng loạt và giết người có chủ ý. Trong tất cả các lỗi, lỗi làm thuốc giả là nặng nhất, việc sản xuất và tiếp tay cho thuốc giả là một tội ác.

Truy rõ nguồn gốc kháng sinh Cefixim 200 giả

Ngày 16/8, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẩn trương kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm của Nhà thuốc Phú Khang (số 97 đường Đinh Tiên Hoàng, phường Đông Ba, TP Huế). Đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng xác minh, truy tìm nguồn gốc của sản phẩm thuốc Cefixim 200 giả được phát hiện tại Nhà thuốc Phú Khang.

Trước đó, ngày 30/7, Cục Quản lý dược đã có công văn gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc phát hiện thuốc giả Cefixim 200, đề nghị phối hợp với các cơ quan chức năng truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sở Y tế các địa phương đã thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thông tin về thuốc giả trên nhãn ghi: Viên nén bao phim Cefixim 200, số GĐKLH: VD-28887-18; số lô: 15030723, NSX: 030723, HD: 030725; số lô: 04200623, NSX: 200623, HD: 200625 và số lô: 28201123, NSX: 201123, HD: 201125; cơ sở sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long.

Theo sggp.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng lại gây ra những nguy cơ cao đối với sức khỏe của con người. Hiện nay, tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch.

Vì tương lai của trẻ em gái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Vì tương lai của trẻ em gái

Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.

Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Ngày thị giác thế giới 10/10: Bảo vệ “cửa sổ tâm hồn”

Ngày Thị giác thế giới được tổ chức hằng năm nhằm nêu bật tầm quan trọng của việc bảo vệ mắt và thị giác của chúng ta, nâng cao nhận thức về suy giảm thị lực và mù lòa, đồng thời, thúc đẩy việc chăm sóc mắt và thị lực. Năm nay, chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn là: “Ưu tiên chăm sóc sức khỏe mắt của trẻ em”.

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vụ việc học sinh, sinh viên nhập viện do triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành vụ việc học sinh, sinh viên nhập viện do triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Đến sáng nay (10/10), Bệnh viện Đa khoa Hưng Thịnh đã tiếp nhận thêm 10 học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai nhập viện với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như: sốt, đau bụng, đi ngoài, nâng tổng số học sinh, sinh viên đang điều trị tại đây lên 50 người. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã thành lập 2 đoàn làm việc, kiểm tra sau vụ việc. 

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Phụ huynh cần tăng cường biện pháp phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi vào mùa

Theo ngành y tế, vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học. Ngành y tế TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Ra mắt và tọa đàm về bộ sách 'Bộ công cụ tinh gọn trong y tế'

Nhằm giúp các nhà quản lý y tế, quản trị bệnh viện cùng các cán bộ, nhân viên y tế có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện an toàn người bệnh, bảo đảm việc thu chi đáp ứng khả năng chi trả của bệnh nhân, Viện Đánh giá chất lượng và Phát triển nhân lực Y tế (HARDI) và Thương hiệu sách Y học MedInsights của Alpha Books vừa tổ chức ra mắt và tọa đàm về bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”.

fbytzltw