Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

097608554110f14ea801-2351-3544-405-2622-3857-2584.jpg
Tàu chạy qua thành phố Hải Phòng.

Dự án có tổng chiều dài tuyến chính 46,18km, cùng hai tuyến nhánh dài 20,57km, bao gồm tuyến Nam Hải Phòng-Nam Đồ Sơn và tuyến Nam Đình Vũ-Đình Vũ.

Tuyến đường sắt có tốc độ thiết kế 160 km/giờ đối với tuyến chính và 80 km/giờ đối với tuyến nhánh.

Trên địa bàn Hải Phòng, dự án sẽ xây dựng bốn nhà ga quan trọng: Ga Nam Hải Phòng (51ha) là ga hỗn hợp lớn nhất, nằm ở phía Nam cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, phục vụ vận tải hành khách và hàng hóa; Ga cảng Lạch Huyện (22ha) thuộc thị trấn Cát Hải, là ga tiền cảng, phục vụ tác nghiệp hàng hóa; Ga Đình Vũ (5,6ha) nằm tại quận Hải An, đóng vai trò là ga tiền cảng phục vụ vận chuyển hàng hóa; Ga Nam Đồ Sơn (10,5ha) tại huyện Kiến Thụy, là ga hỗn hợp, phục vụ vận tải hàng hóa.

Ngoài ra, dự án còn có hai trạm tác nghiệp kỹ thuật tại Tân Viên (6,8ha) và Đình Vũ (6,2ha). Tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng là 376ha, với tổng kinh phí khoảng 5.860 tỷ đồng. Chi phí xây dựng cho đoạn tuyến chính khoảng 20.480 tỷ đồng, trong khi hai tuyến nhánh có tổng mức đầu tư khoảng 6.450 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực vận tải hành khách và hàng hóa giữa các tỉnh phía bắc và quốc tế.

Để bảo đảm tiến độ, thành phố Hải Phòng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ trong việc thống nhất vị trí, tìm tuyến đường sắt, đặc biệt là đoạn chạy song song với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.

Bên cạnh đó, Ban Quản lý Dự án cần xem xét phương án tích hợp cầu đường sắt với đường bộ Tân Vũ-Lạch Huyện 2, điều chỉnh các nút giao và hầm chui để bảo đảm giao thông thuận lợi. Đối với tuyến nhánh từ Nam Đình Vũ đến cảng Đình Vũ, các đơn vị tư vấn được giao nhiệm vụ đánh giá tác động đối với khu vực đường tỉnh 356 và phương án di dời đường điện để tối ưu hóa thiết kế tuyến đường ray.

Ga Hải Phòng.
Ga Hải Phòng.

Các quận, huyện có tuyến đường sắt đi qua sẽ sớm tổng hợp danh sách hộ dân bị ảnh hưởng, đề xuất khu tái định cư và triển khai các bước tiếp theo để bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch.

Thành phố Hải Phòng cam kết bố trí 10.960 tỷ đồng để triển khai dự án, trong đó 5.860 tỷ đồng dành cho công tác giải phóng mặt bằng và 5.100 tỷ đồng đầu tư xây dựng tuyến nhánh từ ga Nam Hải Phòng đến ga Nam Đồ Sơn.

Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong hệ thống giao thông vận tải, thúc đẩy liên kết vùng, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Hoàn thành giải phóng mặt bằng, cung cấp vật liệu, không để "trượt" tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 168/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về kết quả kiểm tra, đôn đốc của các Đoàn kiểm tra rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000 km đường bộ cao tốc.

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Quy hoạch nhà cao tầng - xu hướng phát triển hiện đại

Trong bối cảnh quỹ đất ngày càng thu hẹp, nhiều đô thị trong nước và trên thế giới đang chuyển mình theo hướng phát triển các “đô thị nén” với trọng tâm là xây dựng các khu nhà cao tầng. Thành phố Lào Cai với định hướng trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của vùng, cửa ngõ giao thương quốc tế cũng không ngoài xu thế này.

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Cải tạo, chỉnh trang quảng trường ga Lào Cai

Dự án hoàn thành sẽ tạo không gian xanh - sạch - đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí của Nhân dân, đồng thời tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách khi đến ga Lào Cai, bắt đầu hành trình du lịch tới các điểm đến trên địa bàn tỉnh.

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Bàn giải pháp sắp xếp các khu, cụm công nghiệp khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường chủ trì buổi làm việc với các ngành, địa phương về phương án di chuyển các khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng, phải thu hồi mặt bằng khi triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) làm việc với tỉnh Lào Cai về triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 5/4, Đoàn công tác Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Xây dựng) do đồng chí Nguyễn Khánh Tùng, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Người dân Thượng Hà chủ động bàn giao mặt bằng để thi công Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Những ngày này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ dân bị ảnh hưởng của Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên tại xã Thượng Hà (Bảo Yên) đang tập trung nhân lực, chủ động khai thác cây trồng để bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công đảm bảo tiến độ đề ra.

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Lược sử về tuyến giao thương Cửa Cấm - sông Hồng - Vân Nam

Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

fb yt zl tw