Giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế

LCĐT - Ðược triển khai từ năm 2019, Dự án “Xây dựng vùng nguyên liệu trồng măng sặt gắn với chuỗi giá trị của Công ty Cổ phần Nông - lâm sản Kim Bôi nhằm cải thiện vị thế cho phụ nữ huyện Văn Bàn” đã và đang góp phần giúp phụ nữ dân tộc thiểu số có thêm sinh kế phát triển kinh tế gia đình.

Hiện đang vào vụ măng sặt, gia đình chị Phùng Thị Mủi ở thôn Ta Náng, xã Nậm Xé tất bật thu hái, bán cho tư thương. Chỉ nửa tiếng đồng hồ, chiếc gùi đã chất đầy măng sặt theo đôi vai người phụ nữ dân tộc Dao xuống chân đồi, ở đó vài tư thương đang chờ sẵn. Cân xong măng sặt, chị Mủi mới dành thời gian trò chuyện với chúng tôi. Theo lời chị Mủi, cây sặt có ở Nậm Xé từ lâu nhưng sản phẩm măng sặt chưa trở thành hàng hóa mà chỉ để phục vụ nhu cầu của gia đình. Những năm gần đây, măng sặt “lên ngôi”, trở thành đặc sản không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn tại các tỉnh khác. Trước đây, do không được chú trọng chăm sóc, măng ra đến đâu thu hái đến đó nên cây măng còi cọc, khó bán. Năm 2019, Dự án “Xây dựng vùng nguyên liệu trồng măng sặt gắn với chuỗi giá trị của Công ty Cổ phần Nông - lâm sản Kim Bôi nhằm cải thiện vị thế cho phụ nữ huyện Văn Bàn” được triển khai tại xã, phụ nữ trong thôn được tham gia, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, đốn tỉa nâng cao sản lượng măng, đồng thời được vay vốn từ dự án để mở rộng diện tích cây sặt. “Được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách đốn tỉa, loại bỏ những cây sặt bị sâu bệnh, kết hợp bón phân nên vụ này, măng sặt mọc nhiều hơn, măng to và đều hơn. Dự kiến với 1 ha cây sặt, năm nay gia đình thu hái được 2 tấn măng, sản lượng măng tăng 20% - 30% so với các vụ trước đây, cho thu nhập 20 triệu đồng. Đối với người dân tộc thiểu số ở thôn Ta Náng, mặc dù giá măng năm nay thấp, trung bình 10.000 đồng/kg nhưng đây vẫn là nguồn thu nhập quan trọng”, chị Mủi cho biết.

Người dân thôn Phiêng Đoóng (xã Nậm Xây) thu hái măng sặt.
Người dân thôn Phiêng Đoóng (xã Nậm Xây) thu hái măng sặt.

Với 3 ha, gia đình chị Bàn Thị Pham là hộ có diện tích cây sặt lớn nhất thôn Phiêng Đoóng, xã Nậm Xây. Cũng như hộ chị Mủi, trước đây do không có thị trường nên gia đình không quan tâm chăm sóc, đốn tỉa khiến măng không mọc nhiều. Từ khi nhu cầu măng sặt phát triển mạnh, nhất là được tham gia dự án, chị nhận thấy trồng sặt là sinh kế quan trọng. Được hướng dẫn và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên mỗi năm, gia đình chị thu được hơn 60 triệu đồng từ bán măng sặt. Chị Pham cho biết: Trồng, chăm sóc cây sặt không vất vả như trồng lúa, mà thu nhập khá cao nên gia đình tôi sẽ tiếp tục đầu tư trồng thêm 2 ha cây sặt trong năm nay.

Kết quả mà hộ chị Mủi, chị Pham đạt được cũng chính là mục tiêu dự án hướng tới. Ông Trần Đức Hà, Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn cho biết: Dự án sử dụng nguồn vốn viện trợ ODA không hoàn lại của Chính phủ Australia (Dự án GREAT) sau gần 3 năm triển khai đã đạt được mục tiêu kép, đó là cải thiện kinh tế, vị thế của phụ nữ thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất măng sặt tại xã Nậm Xé, xã Nậm Xây; giảm sự tác động của người dân vào Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn.

Việc xây dựng phương án phát triển vùng nguyên liệu được Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra về hiện trạng cây măng sặt, nghiên cứu về nhu cầu của người dân cũng như giá trị kinh tế - xã hội và môi trường khi triển khai trên địa bàn xã Nậm Xây và xã Nậm Xé. Nhờ đó, đã có 11 nhóm nông dân với 330 hộ, trong đó có 350 phụ nữ tham gia tổ hợp tác sản xuất măng sặt và ký kết hợp đồng với doanh nghiệp về việc tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, dự án đã hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cải tạo 64,6 ha; trồng mới 40 - 50 ha sặt. Năng suất măng sặt tăng qua các năm, trước năm 2019, năng suất đạt 1,5 tấn/ha; năm 2019 - 2020 đạt 2,5 tấn/ha; năm 2021 dự kiến đạt 3 tấn/ha. Cùng với đó, sản lượng măng sặt cũng tăng, năm 2020, người dân tham gia dự án trên địa bàn 2 xã Nậm Xây, Nậm Xé thu hoạch 161 tấn măng sặt tươi, dự kiến năm 2021 thu gần 200 tấn.

Theo ông Trần Đức Hà, từ kết quả thực tế khi thực hiện dự án, huyện Văn Bàn đã quy hoạch phát triển cây sặt tại 7 xã trên địa bàn. Tỉnh cũng có kế hoạch phát triển sản phẩm này là một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ trọng điểm trong 5 năm tới. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 757 ngày 25/3/2020 về phê duyệt danh mục các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, năm 2020, huyện Văn Bàn trồng 118 ha măng sặt với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Dự án đã tạo lập được sinh kế bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số 2 xã Nậm Xây và Nậm Xé cùng với những kiến thức, kỹ thuật canh tác được tiếp cận, năng lực sản xuất giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm được cải thiện đang mở ra cho người dân 2 xã khó khăn hướng phát triển kinh tế mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Những tiết học “không biên giới”

Những tiết học “không biên giới”

Với chiếc laptop có kết nối internet, giáo viên tiếng Anh - Trần Thị Thu Nga đã đưa học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) “phá vỡ 4 bức tường” của lớp học truyền thống, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý để kết nối, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Trong trận đấu tháng đầy kịch tính, với sự thông minh và tự tin trong từng câu trả lời, nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai - Đặng Duy Khánh liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.

fb yt zl tw