Giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 202/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình).

Cụ thể, giao 14.710,315 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình cho từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo tổng mức và cơ cấu ngành, lĩnh vực quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội.

Đồng thời, giao danh mục và mức vốn ngân sách trung ương bố trí kế hoạch vốn của Chương trình cho từng nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư theo quy định, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn của Chương trình.

Giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của 4 dự án

Cùng với đó, Quyết định điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của 04 dự án thuộc Chương trình đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải để bố trí cho các địa phương thực hiện các dự án thành phần theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình, danh mục nhiệm vụ, dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án được giao, thông báo hoặc quyết định giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương cho các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công chi tiết danh mục nhiệm vụ, dự án và mức vốn ngân sách trung ương bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm theo đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan.

Khẩn trương phê duyệt quyết định đầu tư dự án theo quy định để bảo đảm đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2023; chịu trách nhiệm giải ngân toàn bộ số vốn được giao từ Chương trình trong năm 2023 theo quy định.

Bảo đảm đủ vốn để dự án hoàn thành đúng tiến độ

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương bảo đảm cân đối đủ vốn cho dự án để hoàn thành đúng tiến độ, phát huy hiệu quả đầu tư. Đối với các dự án có tổng mức đầu tư cao hơn mức vốn ngân sách trung ương bố trí từ Chương trình, các địa phương phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 cho dự án, không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản và chậm tiến độ do thiếu vốn. Trong trường hợp điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án so với tổng mức đầu tư đã được cấp có thẩm quyền giao vốn từ Chương trình, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí số vốn còn thiếu từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn hợp pháp khác do cấp mình quản lý để hoàn thành dự án trong giai đoạn 2022 - 2025.

Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục nhiệm vụ, dự án và mức vốn bố trí cho từng nhiệm vụ, dự án, thủ tục đầu tư bảo đảm đúng quy định của pháp luật; tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án; bảo đảm đủ các điều kiện để triển khai dự án theo tiến độ đề ra.

Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải căn cứ nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP có trách nhiệm đôn đốc các bộ, địa phương liên quan phân bổ và quản lý sử dụng vốn của Chương trình đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả đầu tư và tuân thủ đúng quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và pháp luật có liên quan.

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Mặc dù Việt Nam đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may nước ta đang đối diện rất nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng tồn kho cao, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt...

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

fb yt zl tw