Giảm thuế, xe từ ASEAN tràn vào Việt Nam

Động thái này sau khi thuế suất nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ các nước khu vực ASEAN vào Việt Nam giảm thêm 10% (từ 70% xuống 60%).

Cùng với giảm thuế suất cho nhập khẩu ô tô, xe máy nhập khẩu từ khu vực ASEAN hiện thuế suất chỉ còn 5%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ôtô, xe máy đã chuyển sang nhập khẩu mạnh từ khu vực này...

Đầu tháng 4/2013, đại diện Hãng môtô Ducati (Ý) tại Việt Nam giới thiệu dòng môtô mới nhập về Việt Nam từ Thái Lan, mức giá khoảng 350 triệu đồng/xe. Mức giá này được cho là “mềm” do thuế nhập khẩu xe máy từ Thái Lan vào Việt Nam hiện chỉ còn 5%, trong khi nếu nhập từ Ý mức thuế lên đến 55%.

Năm 2012, khi mức thuế nhập khẩu đối với môtô giảm mạnh từ khu vực ASEAN, Hãng Ducati đã đẩy mạnh lượng nhập khẩu xe từ Thái Lan, kết quả doanh số bán hàng của cả năm đã tăng gấp 10 lần. Ông Bradley Lalonde, tổng giám đốc Hãng Ducati Việt, khẳng định với mức thuế này các dòng xe sản xuất tại Thái Lan đưa về Việt Nam đã kinh doanh dễ thở hơn rất nhiều.

Không chỉ xe máy, ôtô của các thương hiệu lớn nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia... cũng tăng rất nhanh. Theo Tổng cục Hải quan, chỉ trong tháng 2/2013, số lượng ôtô nguyên chiếc các loại từ Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam đạt 527 chiếc, trong khi chỉ có 511 xe nhập từ Hàn Quốc (thị trường vốn luôn dẫn đầu về lượng nhập khẩu). Thống kê của hải quan cũng cho thấy trong năm 2012, Việt Nam nhập khẩu 4.400 xe từ Thái Lan, đứng thứ nhì sau Hàn Quốc với 11.800 xe.

Dự báo được lộ trình giảm thuế nên dường như các thương hiệu ôtô đang gấp rút đầu tư xây dựng hệ thống phân phối nhằm chờ cơ hội đến năm 2018 khi thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN còn 0-5%. Mặc dù năm 2012 mức tiêu thụ của cả thị trường ôtô chỉ đạt 92.584 xe các loại (giảm 33% so với năm 2011) nhưng các hãng ôtô tại Việt Nam liên tục mở rộng hệ thống phân phối của mình.

Trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam tháng 3/2012, ông Akito Tachibana, nguyên tổng giám đốc Toyota Việt Nam, nhận định đến năm 2018 nhiều nhất sẽ chỉ còn ba doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài trụ lại tại Việt Nam, còn lại sẽ theo mô hình nhập khẩu, phân phối.

Các hãng xe hơi lớn trên thế giới vẫn coi Indonesia là một trong những trung tâm sản xuất ôtô quan trọng nhất ở Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan. Thực tế cũng chứng minh các liên doanh sản xuất ôtô giờ gần như chỉ nhập khẩu và phân phối xe từ hai quốc gia này.

Trong năm 2012, tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng các nhà sản xuất ôtô đã có mặt ở Việt Nam như Toyota, Ford, Suzuki, Nissan... lại đổ tiền ào ạt mở rộng các nhà máy của mình tại Thái Lan, Indonesia.

Đầu tháng 11-2012, chủ tịch Toyota Akio Toyoda tới Thái Lan, Indonesia công bố các kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất. Theo đó, Toyota sẽ nâng công suất sản xuất tại Thái Lan lên 1 triệu chiếc/năm, đưa Thái Lan trở thành cơ sở sản xuất lớn thứ ba xét về mặt công suất chỉ sau Nhật Bản và Mỹ. Tại Indonesia, tập đoàn này khẳng định sẽ đầu tư 26.000 tỉ rupiah (2,7 tỉ USD) vào ngành công nghiệp ôtô Indonesia trong vòng bốn năm tới, số vốn tương đương tổng vốn đầu tư của Toyota ở Indonesia trong 40 năm qua. Toyota Boshoku đầu tư 500 triệu yen tại tỉnh Savannakhet (Lào) sản xuất vỏ bọc ghế và nội thất chuyển sang Thái Lan.

Hãng Nissan cũng đang cân nhắc đầu tư hàng chục tỉ yen để xây một nhà máy mới ở Thái Lan nhằm tăng gấp đôi công suất sản xuất hằng năm ở ASEAN từ 100.000 xe lên 200.000 xe/năm. Honda đã quyết định xây một nhà máy mới ở Indonesia với khoản đầu tư 27 tỉ yen để nâng công suất sản xuất tại nước này lên 180.000 chiếc.

Trong khi chủ tịch Ford tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi, ông Joe Hinrichs, cho biết hãng đang xây dựng bảy cơ sở sản xuất mới tại châu Á nhưng trong kế hoạch này không có dự án nào tại Việt Nam. Ông Joe Hinrichs cũng cho biết hiện trên 90% xe sản xuất của Ford cho ASEAN là ở Thái Lan.

(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Khẩn trương khống chế dịch tả lợn châu Phi

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 514 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 28 tỉnh, thành phố (sau sáp nhập).

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Sử dụng xăng E10 - Bước chuyển đổi năng lượng bền vững

Từ ngày 1/1/2026, toàn bộ xăng lưu thông trên thị trường Việt Nam sẽ bắt buộc pha 10% ethanol, chính thức chuyển sang sử dụng xăng E10. Đây là bước đi quan trọng trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Việt Nam và thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

fb yt zl tw