Giám sát chất lượng các loại bánh, kẹo Trung thu

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường thanh kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu khi dịp Trung thu đang đến gần.

Lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng các loại bánh trung thu. Ảnh: TTXVN

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến.

Bên cạnh các cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín, sản phẩm bảo đảm an toàn, cũng còn một số tổ chức, cá nhân có hành vi lén lút đưa ra thị trường một số loại bánh kẹo nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn số 1964/ATTP-NĐTT, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; đặc biệt là Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị trên phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố…

Kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu.

Nội dung tuyên truyền tập trung vào các nội dung như:

Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm quy định điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, yêu cầu về kiến thức, thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, quy định về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, quy định về đăng ký bản công bố, tự công bố sản phẩm, sử dụng phẩm màu, hương liệu, phụ gia, bao bì thực phẩm, ghi nhãn sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng: Hướng dẫn việc lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn; chỉ mua, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm có nhãn mác đầy đủ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục, không đúng đối tượng, liều lượng theo quy định.

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm; các quy định của Bộ Y tế về viêc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm và tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Cùng với đó, các đơn vị y tế tại các địa phương chuẩn bị phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân khi xảy ra ngộ độc thực phẩm; điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Những bước tiến của y tế tuyến huyện

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đều ưu tiên bố trí nguồn lực thỏa đáng đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, trong đó y tế tuyến huyện được đặc biệt quan tâm. Cùng với đó, các đơn vị y tế tuyến huyện đã phát huy nội lực, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh.

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Y học Việt Nam: Những lần chạm đến đỉnh cao!

Nếu tìm minh chứng cho sự vượt khó, vươn lên về khoa học, kỹ thuật của người Việt Nam thì lĩnh vực y tế sẽ có nhiều ví dụ sinh động, thuyết phục. 79 năm qua kể từ ngày đất nước hoàn toàn độc lập, ngành Y tế đã gánh vác trọng trách chăm sóc sức khỏe toàn dân trong bối cảnh đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, cấm vận kéo dài.

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Đảm bảo công tác y tế dịp nghỉ Lễ 2/9

Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Bích Vân, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày. Để đảm bảo công tác y tế trong dịp nghỉ lễ, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác phòng dịch, đảm bảo khám, cấp cứu người bệnh và an toàn thực phẩm, góp phần đảm bảo cho Nhân dân, du khách có kỳ nghỉ lễ an toàn.

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Giới nghiên cứu: Virus gây bệnh đậu mùa khỉ đang biến đổi nhanh hơn bình thường

Theo giới nghiên cứu, biến thể mới của virus gây bệnh đậu mùa khỉ (mpox) được gọi là clade 1b lây lan ở CHDC Congo và các nước láng giềng đang biến đổi nhanh hơn dự đoán và thường xảy ra ở những khu vực thiếu nguồn lực để thực hiện các biện pháp giám sát và phòng ngừa dịch bệnh.

fbytzltw