Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Tại Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Báo Lào Cai lược ghi một số ý kiến.

Giải pháp thông quan hàng TMĐT qua biên giới Việt Nam - kinh nghiệm cho tỉnh Lào Cai

mg-9183.jpg
Ông Nguyễn Văn Đức, Tổng Giám đốc Công ty Hateco Logistics tham luận tại hội nghị.

Công ty Cổ phần Hateco Logistics là thành viên của tập đoàn Hateco, sở hữu trung tâm logistics lớn nhất miền Bắc, có vị trí chiến lược ngay cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Trung tâm logistics Hateco hoạt động trên nền tảng cảng cạn ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý và vận hành, hướng tới mô hình 5PL, cung cấp chuỗi dịch vụ logistics toàn diện như: thương mại, xuất - nhập khẩu, thông quan hàng hóa, vận tải đa phương thức trong và ngoài nước, hàng cảng đích, kho bãi, đại lý giám sát hải quan, đặc biệt là hoạt động thông quan hàng thương mại điện tử, bưu chính, chuyển phát nhanh. Hiện nay, trung tâm cung cấp hạ tầng kho bãi và dịch vụ logistics cho các công ty chuyển phát nhanh và thương mại điện tử hàng đầu thế giới như UFS Express, Lazada, Shopee, DHL Express.

hateco.jpg
Các hoạt động đầu tư thương mại của Hateco.

Về hoạt động thông quan hàng TMĐT qua biên giới Việt Nam, Hateco đã thực hiện từ năm 2021 và duy trì đến hiện tại với lượng khách hàng và hàng hóa ổn định, tăng trưởng nhờ việc đảm bảo tính cạnh tranh về chi phí, hàng hóa an toàn, thời gian thông quan đúng KPI với khách hàng. Trung bình mỗi tháng Hateco thông quan khoảng 4,5 triệu tờ khai, tương đương 2.500 tấn hàng hóa/tháng, có thời điểm lên đến 5 triệu tờ khai/tháng (khoảng 3.000 tấn hàng hóa), với thời gian cung cấp dịch vụ 8 - 12 tiếng kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu.

Để có thể hiện thực hóa các chủ trương phát triển và khai thác được các lợi thế vốn có trong phát triển TMĐT qua biên giới, tỉnh Lào Cai có thể quan tâm vào một số giải pháp để thu hút và duy trì khách hàng sử dụng dịch vụ như: rõ ràng, minh bạch, có hướng dẫn cụ thể đối với doanh nghiệp; đảm bảo hạ tầng (công nghệ thông tin, cửa khẩu số, hạ tầng phục vụ logistics, giải pháp thanh toán, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thông quan hàng hóa tại cửa khẩu…) phải đi trước hoặc đi kịp cùng với các yêu cầu về cơ chế, chính sách; việc hướng dẫn, trao đổi, đối thoại, phản biện kịp thời giữa địa phương (thông qua viên chức nghiệp vụ) và doanh nghiệp… Qua đó thúc đẩy phát triển TMĐT qua biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

TikTok Việt Nam mong muốn đồng hành với các địa phương để thúc đẩy TMĐT

mg-9210.jpg
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Tổng giám đốc TikTok Việt Nam.

Nền tảng TikTok (TikTok Pte Ltd - TTSG) hiện cung cấp 3 dịch vụ chính cho cộng đồng người dùng tại Việt Nam: dịch vụ cung cấp thông tin xuyên biên giới; dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới; dịch vụ TMĐT xuyên biên giới. Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam (TikTok Việt Nam) là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam từ tháng 3/2020 để hoạt động như một văn phòng tiếp thị và bán hàng nhằm hỗ trợ hoạt động của nền tảng TikTok tại thị trường Việt Nam.

tiktok.jpg
Chiến dịch tự hào hàng Việt của TikTok.

Thời gian qua, nền tảng TikTok đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động để thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt. Trong đó, nổi bật là phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Agritrade) tổ chức chương trình Chợ phiên OCOP nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, làng nghề, nông dân các địa phương… đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá và giới thiệu các sản phẩm OCOP, du lịch nông thôn; triển khai chương trình “Tự hào hàng Việt” nhằm mục tiêu tăng cường giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những địa chỉ doanh nghiệp uy tín để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường…

TikTok Việt Nam mong muốn trong thời gian tới sẽ được đồng hành với chính quyền, người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các địa phương trong cả nước để xúc tiến, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc hữu trên sàn TMĐT TikTok.

Tạo cơ hội giao thương không giới hạn cho các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai

mg-9190.jpg
Bà Lê Thị Hoàng Oanh, Tập đoàn OSD (đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba tại Việt Nam).

Doanh nghiệp trên toàn cầu hiện nay đã nhận thức một cách sâu sắc sức mạnh của TMĐT và đang dần chuyển công việc kinh doanh từ truyền thống sang môi trường trực tuyến (online). Tính linh động và hiệu quả của TMĐT giúp hoạt động kinh doanh của họ phát triển và trở nên cạnh tranh hơn so với đối thủ trong môi trường kinh doanh quốc tế khốc liệt.

TMĐT đang trở thành một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp để mở rộng hoạt động kinh doanh và các giao dịch trực tuyến, giúp định hướng cho sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ mới. Alibaba xóa bỏ các rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giúp họ thâm nhập sâu hơn vào thương mại quốc tế. Trong đó, Alibaba đã giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá liên tục; cơ hội giao thương không giới hạn và tăng tính chuyên nghiệp trong giao thương hàng hóa.

alibaba.jpg
Những sản phẩm của Lào Cai có lợi thế xuất khẩu do Tập đoàn OSB - đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba tại Việt Nam liệt kê.

Theo đánh giá của Tập đoàn OSB - đại lý ủy quyền chính thức của Alibaba tại Việt Nam, tỉnh Lào Cai có nhiều sản phẩm có lợi thế xuất khẩu (quế, hồi, chè, mật ong, nấm, các loại gia vị vùng Tây Bắc, trà thảo dược, tinh dầu, cá hồi, cá tầm; các loại kháng sản và các sản phẩm thổ cẩm…), là cầu nối xuất khẩu các sản phẩm từ địa phương khác với thị trường Trung Quốc rộng lớn; có lợi thế về logistics và hoạt động thương mại xuyên biên giới; có sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, chứng nhận OCOP, được sản xuất theo quy trình an toàn. Đặc biệt, các mặt hàng của Lào Cai có giá cạnh tranh, phù hợp với thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, Lào Cai cũng đang gặp một số khó khăn khi ứng dụng xuất khẩu qua TMĐT như: chưa tiếp cận được đa dạng kênh bán hàng xuất khẩu trực tuyến; nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT còn hạn chế; sự đầu tư của doanh nghiệp cho TMĐT chưa xứng tầm; các chứng chỉ quốc tế về sản phẩm chưa đa dạng; cơ sở hạ tầng như thanh toán quốc tế trực tuyến, logictics, thuế… chưa được đồng bộ.

Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động TMĐT trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chính quyền và các doanh nghiệp, hợp tác xã cần tạo kênh bán hàng trực tuyến; tối ưu hóa sản phẩm; tăng cường quảng bá sản phẩm và xây dựng mối quan hệ thông qua việc tham gia các hội chợ và triển lãm thương mại để tạo sự kết nối với nhà cung cấp và khách hàng. Tập đoàn OSB mong muốn sẽ có cơ hội hợp tác với tỉnh Lào Cai và các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động TMĐT thông qua sàn giao dịch Alibaba, góp phần tạo cơ hội giao thương không giới hạn cho các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Giải pháp thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới với Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai

mg-9215.jpg
Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Chủ tịch Liên minh TMĐT xuyên biên giới.

Liên minh TMĐT xuyên biên giới (ACBC) là một tổ chức quốc tế quy tụ các doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ chức phi chính phủ (NGO) và các bên liên quan khác, những người cùng chia sẻ tầm nhìn về một thị trường TMĐT xuyên biên giới toàn cầu mở, minh bạch và bền vững. Liên minh cam kết thúc đẩy hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và tri thức, phát triển các tiêu chuẩn và quy tắc chung nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng TMĐT xuyên biên giới và đóng góp vào sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã đạt được nhiều tiến bộ mạnh mẽ trong hợp tác song phương. Năm 2024, các thỏa thuận hợp tác quốc tế về kinh tế và thương mại đã được ký kết giữa Sở Công Thương Lào Cai và Sở Thương mại châu Văn Sơn, Hồng Hà.

ocsc.jpg
ACBC đề xuất giải pháp chuỗi cung ứng hàng hóa tại Lào Cai.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới giữa Lào Cai và thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều hạn chế do các doanh nghiệp tại Lào Cai chưa hiểu sâu sắc về văn hóa, tập quán, khẩu vị tiêu dùng người Trung Quốc; các thương hiệu còn yếu, nhiều sản phẩm đặc trưng chưa tiếp cận được người tiêu dùng Trung Quốc; nhiều hàng trôi nổi, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, không truy xuất được nguồn gốc xuất xứ vẫn có cơ hội thâm nhập thị trường trong nước; thủ tục hải quan về TMĐT xuyên biên giới, mạng lưới logistics, kho bãi chưa đồng bộ…

Để thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới, tỉnh Lào Cai cần lựa chọn, kết nối các sản phẩm địa phương, thế mạnh của Lào Cai với thị trường Vân Nam; kết nối sản phẩm nội địa khác của Việt Nam và Trung Quốc thông qua các hoạt động triển lãm, giới thiệu sản phẩm; thành lập trung tâm R&D hỗ trợ tiếp cận thị trường Trung Quốc, kết nối nhà sản xuất - nhà cung cấp dịch vụ - nhà phân phối hai bên; xây dựng chuỗi cung ứng dược liệu; phát triển mạng lưới logistics tổng thể và toàn diện từ Việt Nam đến Trung Quốc, đưa hàng hóa từ nhà máy đến tận tay khách hàng cuối cùng, phân loại hàng hóa xuất khẩu và lựa chọn mô hình nhập khẩu vào Trung Quốc phù hợp; phát triển hạ tầng xuất khẩu trực tuyến (mô hình bán hàng O2O; khu vực trưng bày kết hợp các phòng livestream; phát triển nguồn nhân lực cho địa phương KOLs, KOCs; xây dựng sàn TMĐT hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến B2B, B2C…). Đồng thời, lựa chọn áp dụng mô hình bán hàng xuyên biên giới phù hợp vào Trung Quốc để thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

fb yt zl tw