Giải ngân vốn đầu tư công có nhiều chuyển biến

Dù trong 4 tháng đầu năm, ước thanh toán vốn đầu tư công thấp hơn cùng kỳ năm 2022, nhưng số tuyệt đối đã tăng đến 16% so với cùng kỳ.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính đến ngày 30/4/2023, cả nước đã giải ngân được 110.633 tỷ đồng, đạt 15,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (18,48%), tuy nhiên về số tuyệt đối tăng gần 15.000 tỷ đồng (khoảng 16%) so với cùng kỳ năm 2022.

Có 3 bộ, cơ quan Trung ương và 22 địa phương giải ngân trên 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; 45 bộ, cơ quan Trung ương và 26 địa phương giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.

Các bộ, cơ quan Trung ương và 22 địa phương giải ngân trên 20% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao gồm: Bộ Giao thông Vận tải đạt 24,27%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 22,7%, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 33,66%, Đồng Tháp đạt 40,57%, Hải Phòng đạt 38,28%, Bến Tre đạt 37,8%, Tiền Giang đạt 36,31%, Phú Thọ đạt 33,19%...

anh-1-16526921916161281766865-16612395465731670040508-1675322844128595571484.jpg

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023, thông tin về kết quả của 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, căn cứ Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 về thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đến nay, Tổ trưởng các Tổ công tác đã chủ trì họp với các bộ, cơ quan và địa phương, tập trung vào các đối tượng có tỷ lệ giải ngân thấp.

Thành viên Tổ công tác đã hướng dẫn, giải đáp, làm rõ thẩm quyền đối với từng kiến nghị cụ thể. Tổ trưởng Tổ công tác đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, hoạt động của các Tổ công tác đã đạt một số kết quả tích cực, tạo đồng thuận trong xã hội. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có nhiều chuyển biến, tháng 4, đạt khoảng 37.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần bình quân 3 tháng đầu năm (khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng).

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và phân công thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương tại Quyết định 435/QĐ-TTg, ngày 24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công; trong đó, nâng cao chất lượng báo cáo của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, chỉ rõ vướng mắc cụ thể ở dự án nào, quy định nào, đề xuất hướng sửa đổi.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất Chính phủ cho phép không báo cáo cấp có thẩm quyền cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn nguồn vốn ngân sách Trung ương của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2022, không được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân, đồng thời bị hủy dự toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu nội dung này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2020/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề xuất, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương được phép bố trí lại vốn ngân sách Trung ương năm 2023 và các năm tiếp theo tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2022, bị hủy dự toán cho các dự án bảo đảm bố trí đủ vốn, hoàn thành đúng tiến độ, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ sản phẩm OCOP cần "luồng xanh"

Bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ đắc lực bảo vệ thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn sự chênh lệch rất lớn giữa số lượng đơn đầu vào và đơn đầu ra dẫn đến tình trạng đơn bị chậm xử lý.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may xuất khẩu

Mặc dù Việt Nam đứng trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới nhưng ngành dệt may nước ta đang đối diện rất nhiều khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, lượng tồn kho cao, sức cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt...

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Xúc tiến thương mại để thúc đẩy xuất - nhập khẩu

Tại hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất - nhập khẩu vùng Trung du, miền núi phía Bắc do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức, các đại biểu đã sôi nổi chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và bàn thảo những giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại, xuất - nhập khẩu.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

fb yt zl tw