Giá xăng trong nước ngày mai có thể tăng tiếp, vượt 24.000 đồng/lít

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (1/11) có thể tăng lần thứ hai liên tiếp, còn giá dầu có khả năng giảm nhẹ. Nếu không trích lập từ Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng từ 220 - 520 đồng/lít.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo lịch, ngày mai (1/11) là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước theo chu kỳ 10 ngày một lần.

Giá xăng dầu trong nước đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ giá xăng dầu thế giới và thị trường Singapore.

Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu tuần qua giảm khá mạnh. Giá dầu Brent tuần qua giảm 2%, còn giá dầu WTI giảm khoảng 3%. Giá dầu tiếp tục chịu tác động bởi diễn biến của cuộc xung đột Israel - Hamas và nguy cơ xung đột tại Trung Đông có thể lan rộng, làm gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Sang tuần này, giá dầu tiếp tục xu hướng giảm, mất mốc 90 USD/thùng. Dữ liệu từ Oilprice cho hay, lúc 7h27' ngày 31/10 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 88,03 USD/thùng, giá dầu WTI ở mức 82,82 USD/thùng.

Giá xăng trong nước ngày mai có khả năng tăng tiếp.

Còn tại thị trường Singapore, theo lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu, ở kỳ điều hành này, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore lại tăng nhẹ so với kỳ trước.

Nhận định về giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày mai (1/11), lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết, giá xăng có thể tăng còn giá dầu có khả năng giảm nhẹ.

Theo dự báo, ở kỳ điều hành ngày mai, nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 220-520 đồng/lít tùy loại. Với mức tăng này thì giá xăng trong nước có thể lên mức 24.000 đồng/lít.

Trong trường hợp liên bộ Công Thương - Tài chính chi Quỹ BOG thì giá xăng có thể tăng ít hơn.

Ngược lại, giá dầu bán lẻ trong nước được dự báo giảm, với mức giảm từ 200-400 đồng/lít.

Nếu dự báo trên là chính xác thì giá xăng ngày mai sẽ có lần tăng thứ 2 liên tiếp.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 30 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần tăng, 9 lần giảm và 4 lần giữ nguyên.

Tại kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 23/10), giá xăng dầu được điều chỉnh tăng nhẹ.

Cụ thể, giá xăng E5 tăng 460 đồng/lít, lên 22.360 đồng/lít. Giá xăng RON 95 tăng 470 đồng/lít, giá bán không cao hơn 23.510 đồng/lít.

Giá dầu diesel tăng 70 đồng/lít, giá bán lên mức 22.480 đồng/lít. Còn giá bán lẻ dầu hỏa tăng 290 đồng/lít, lên 22.750 đồng/lít.

Ở kỳ điều hành này, liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định ngừng trích lập và cũng không chi Quỹ BOG.

Liên quan đến điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, gửi Chính phủ sau khi tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành.

Dự thảo Nghị định đề xuất thời gian điều chỉnh giữa hai đợt thay đổi giá bán lẻ được rút ngắn xuống còn 7 ngày, cố định vào thứ năm hàng tuần.

Trong trường hợp thứ năm trùng vào ngày cuối cùng của năm Âm lịch (29 hoặc 30 Tết Nguyên đán), lịch điều hành giá sẽ thực hiện vào ngày thứ 4 liền kề trước đó. Nếu thứ Năm trùng vào ngày mùng 1, 2, 3 Tết thì thay đổi giá vào ngày mùng 4 Tết.

Nếu trùng ngày nghỉ lễ, giá xăng dầu sẽ điều chỉnh vào thứ tư liền kề. Nếu trùng các ngày nghỉ lễ còn lại, giá xăng dầu sẽ được điều hành vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw