Giá vàng chiều nay (19/2): Giảm sâu trong Ngày vía Thần Tài

Tính tới chiều 19/2, dù trong Ngày vía Thần Tài, giá vàng trong nước vẫn giảm sâu. Cụ thể, giá vàng hôm nay (19/2) giảm nhiều nhất 1.250.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và 850.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cụ thể, tính tới đầu giờ chiều 19/2, vàng DOJI tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được mua vào ở mức 74,5 triệu đồng/lượng, giảm 1,25 triệu đồng/lượng; bán ra 77,5 triệu đồng/lượng, giảm 850.000 đồng/lượng so với hôm qua.

Vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng mua vào ở mức 74,8 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng; bán ra 77,82 triệu đồng/lượng, giảm 600.000 đồng/lượng so với ngày trước đó.

Tình hình cũng tương tự với giá vàng SJC của Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý khi được mua vào ở mức 75 triệu đồng/lượng, giảm 800.000 đồng/lượng; bán ra ở mức 77,7 triệu đồng/lượng, giảm 400.000 đồng/lượng so với ngày 18/2.

Giá vàng hôm nay (19/2) tiếp tục giảm mạnh dù trong Ngày vía Thần Tài. Ảnh minh họa

Giá vàng hôm nay (19/2) tiếp tục giảm mạnh dù trong Ngày vía Thần Tài. Ảnh minh họa

Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết giá vàng nhẫn mua vào ở mức 63,35 triệu đồng/lượng và bán ra là 64,6 triệu đồng/lượng, không đổi so với ngày 18/2.

Như vậy, giá vàng trong nước tiếp tục chuỗi giảm 11 ngày liên tiếp. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân chỉ nên mua một ít lấy may trong Ngày vía Thần Tài, không nên mua lượng lớn để đầu tư, bởi chênh lệch giá giữa chiều mua và chiều bán vẫn đang rất lớn.

Trong khi đó, giá vàng thế giới tuần qua tiếp tục giảm mạnh và là tuần thứ 2 liên tiếp khiến giá kim loại quý này xuống thấp. Giá vàng giảm sau khi báo cáo lạm phát của Mỹ mạnh hơn dự kiến, làm giảm triển vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, giá vàng đã tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày 15/2, sau khi số liệu kinh tế yếu đẩy đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ giảm xuống.

Theo ông Adrian Day, Chủ tịch của Adrian Day Asset Management, giá vàng sẽ tiếp tục đi ngang vào tuần tới: “Giá vàng sẽ phản ứng lên xuống với các báo cáo kinh tế khác nhau được đưa ra, cho đến khi có thông tin rõ ràng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất”.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát diễn biến cung cầu, không gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 274/TB-VPCP Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá những tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Sẽ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ''kỳ nghỉ du lịch''

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan theo dõi sát tình hình, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ “kỳ nghỉ du lịch”, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ các biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?

Quỹ điều tiết can thiệp hành chính và làm méo mó thị trường. Ngay chính mục tiêu ổn định giá, thì nhiều thời điểm cũng không đạt được. Khi giá thế giới tăng cao quá, có thời điểm quỹ được xả rất lớn, giữ cho giá trong nước thấp. Thế nhưng giá xăng dầu giảm thì giá trong nước lại giảm rất ít.

fb yt zl tw