Đường sắt đón chuyến tàu chuyên tuyến đầu tiên Thạch Gia Trang - Yên Viên

Ngày 2/8 tại Ga Yên Viên (Hà Nội), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã đón chuyến tàu đầu tiên chuyên tuyến Thạch Gia Trang (Trung Quốc) – Yên Viên (Việt Nam).

Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành liên quan, hoạt động vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sự chuyển biến tích cực, sản lượng vận tải liên tục tăng trưởng qua các năm và trở thành lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp hai nước.

Lễ đón chuyến tàu chuyên tuyến đầu tiên Thạch Gia Trang - Yên Viên.

Cuối năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận phương án “Nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt”. Theo phương án này, từ năm 2023, sản lượng hàng hóa vận chuyển liên vận quốc tế bằng đường sắt sẽ tăng trưởng lên gấp 3 - 4 lần hiện nay.

Việc tổ chức thực hiện các đoàn tàu liên vận quốc tế giữa hai nước là hành động cụ thể để triển khai các nội dung liên quan đến vận chuyển đường sắt giữa hai nước trong “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”.

Chuyến tàu hàng liên vận quốc tế chuyên tuyến đầu tiên từ TP Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) tới Hà Nội (Việt Nam) có hành trình khoảng 2.700 km, thời gian vận chuyển từ 4 - 5 ngày, với thành phần 23 xe, chuyên chở gần 800 tấn hàng hoá, gồm: Thiết bị kim khí, hoá chất và phân bón.

Hành trình từ Thạch Gia Trang đến Yên Viên đã mở ra một tuyến vận chuyển mới cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp hai nước; đánh dấu sự nỗ lực kết nối của các doanh nghiệp vận tải thuộc VNR và các doanh nghiệp của tỉnh Hà Bắc trong việc tổ chức đoàn tàu chuyên tuyến chạy thẳng, giúp rút ngắn thời gian vận chuyển và thuận tiện hơn trong việc thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tại buổi Lễ, các bên tham dự đã chứng kiến Lễ Ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện giữa Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại đường sắt (Ratraco) và Công ty Hữu hạn vật lưu lục cảng quốc tế Thạch Gia Trang. Thoả thuận hợp tác toàn diện được ký kết trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, phát huy tối đa lợi thế của mỗi bên, nhằm thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa hai nước.

Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khai thác nguồn hàng; vận chuyển hàng 2 chiều bằng tàu chuyên tuyến; xây dựng hệ thống kho bãi; hệ thống vận tải đa phương thức… Trước mắt, việc hợp tác sẽ được hiện thực hoá bằng việc tổ chức chuyến tàu chuyên tuyến hai chiều xuất phát từ Thạch Gia Trang đến Yên Viên và ngược lại, với tần suất chạy tàu tối thiểu 1 chuyến/tuần, sau đó, căn cứ nhu cầu thực tế, sẽ tăng tần suất chạy tàu trên tuyến.

TP Thạch Gia Trang là thủ phủ của tỉnh Hà Bắc, với dân số hơn 11 triệu người có vị trí quan trọng trong hệ thống đường sắt quốc gia Trung Quốc kết nối khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc. Trong những năm vừa qua, TP Thạch Gia Trang đã trở thành một trung tâm đầu mối tổ chức các đoàn tàu liên vận quốc tế đi Nga, Châu Âu, Trung Á, Mông Cổ và các nước ASEAN.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà)

Chiều 26/11, tại huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã diễn ra Hội nghị giao thương logistics qua biên giới và kinh tế thương mại đầu tư Trung - Việt (Hồng Hà). Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024.

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

[Ảnh] Sức vươn Cam Đường

Cam Đường là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống cách mạng, nơi thành lập chi bộ đảng nông thôn đầu tiên (trước khi chia tách) và cũng là nơi diễn ra khởi nghĩa võ trang đầu tiên của tỉnh. Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự đoàn kết, nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng quê cách mạng ngày càng khang trang, no ấm. Từ một vùng đất thuần nông, giờ đây xã Cam Đường tự tin bước lên chặng đường mới, phấn đấu trở thành phường trong tương lai không xa. 

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Nông sản tìm cơ hội trong thách thức xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản được dự báo tiếp tục đối diện với nhiều thách thức từ nhiều thay đổi của các quốc gia. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang cố gắng tìm hướng đi, khắc phục khó khăn và tìm cơ hội xuất khẩu mới.

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

[Ảnh] Bảo Yên: Đổi thay ở các xã phấn đấu về đích nông thôn mới

Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

fbytzltw