Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam

Trong tháng 6/2024, dư luận báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, triển vọng kinh tế của Việt Nam được đánh giá vẫn khả quan; Việt Nam là ngôi sao đang lên, điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối, cũng như được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số.

1.jpg
Truyền thông nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Tăng trưởng GDP vẫn khả quan trong thời gian tới

Truyền thông, báo chí nước ngoài phân tích một số khó khăn, thách thức của kinh tế Việt Nam, trong đó nhấn mạnh thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm lại do giá năng lượng tăng cao và lạm phát kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam vốn dựa vào xuất khẩu và sản xuất.

Tuy nhiên, nhìn chung, báo chí nước ngoài nhận định tích cực về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, theo đó triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, với dự báo tăng trưởng đạt 4,5%-6% trong năm 2024 và 4,7%-7% trong năm 2025.

Cụ thể, Oxford Economics dự báo GDP năm 2024 tăng 5,6%, trong khi Ngân hàng United Oversea - UOB (Singapore) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6% trong năm 2024 và 6,4% vào năm 2025.

Hãng Maybank Research dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2024 và 2025, lần lượt ở mức 4,5% và 4,7%, so với 4% năm 2023, còn trang ING THINK dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 là 6%, một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và dự kiến sẽ tăng lên 6,5% vào năm 2025.

S&P Global Ratings dự báo, triển vọng kinh tế của Việt Nam vẫn khả quan, với tăng trưởng GDP thực tế ở mức 5,8% trong năm 2024 và quay trở lại xu hướng dài hạn là từ 6,5-7% trong 3 đến 4 năm tới.

Cả xuất khẩu và nhập khẩu nhiều khả năng sẽ quay lại mức tăng trưởng ổn định trong năm 2024. Thặng dư tài khoản vãng lai sẽ vẫn ở mức cao, khoảng 5,5% GDP trong năm 2024, trước khi giảm theo xu hướng dài hạn từ năm 2025.

Nền kinh tế vĩ mô ổn định và ngày càng đa dạng, với lĩnh vực sản xuất đang bùng nổ, chủ yếu là nhờ FDI. Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, khi các doanh nghiệp tiếp tục đa dạng hóa hoạt động trong khu vực.

Việt Nam với tư cách là điểm đến thu hút FDI ở Đông Nam Á nhờ lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn ngày càng cao và có tính cạnh tranh, điều này sẽ giúp duy trì sự phát triển trong dài hạn.

Mạng lưới logistics phục vụ xuất khẩu ngày càng hoàn thiện, giúp ngành sản xuất trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn toàn cầu trong ngành điện tử, điện thoại di động và dệt may.

Các ngành có vốn FDI tiếp tục thúc đẩy hoạt động trong nước, với cơ hội việc làm tốt hơn và mức lương cao hơn, theo đó thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng cá nhân.

Kỳ vọng chu kỳ tăng trưởng của ngành bán dẫn cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 khi xuất khẩu của ngành bán dẫn tăng lên.

Về lĩnh vực dịch vụ, du lịch xuyên biên giới đang phục hồi, trong đó lượng khách du lịch Trung Quốc tăng đột biến. Nhu cầu trong nước cũng đang phục hồi dù vẫn chậm hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đầu tư công có khả năng tăng tốc dần trong những năm tới, chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Việt Nam là ngôi sao đang lên, điểm sáng ở Đông Nam Á và là quốc gia kết nối

Trang web của chính quyền thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) đánh giá, Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á.

Việt Nam, được mệnh danh là nền kinh tế mới nổi ở châu Á, phát triển thành quốc gia lớn thứ 35 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lớn thứ 26 thế giới về sức mua tương đương (PPP) tính đến năm 2023 (thống kê của IMF).

GDP bình quân đầu người là khoảng 4.300 USD, tương đương khoảng 14.000 USD tính theo PPP. Đây là một khoảng cách rất xa so với con số chỉ 1.200 USD khi Việt Nam bắt đầu cải cách. Hiện Việt Nam đã trở thành nước có quy mô kinh tế vừa và nước có thu nhập trung bình thấp về thu nhập.

Khi cải cách kinh tế tiến triển, hệ thống kinh tế của Việt Nam cũng thay đổi. Cơ cấu công nghiệp đã trở thành hình mẫu điển hình cho các nước đang phát triển.

Việt Nam xuất siêu từ năm 2012 (trừ năm 2015). Đây chủ yếu là kết quả xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Các công ty FDI cũng đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khi Việt Nam thực hiện các chính sách cải cách, đặc biệt kể từ năm 2006, trước khi Việt Nam gia nhập WTO.

Khi kinh tế Việt Nam phát triển, không chỉ các công ty FDI mà cả các công ty trong nước cũng ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là chuỗi cung ứng toàn cầu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao như nguyên liệu khoáng sản như đất hiếm, pin xe điện, chất bán dẫn. Việt Nam cũng đang cố gắng không tụt hậu trong ngành công nghệ cao.

Ngoài ra, Việt Nam cũng nỗ lực bồi dưỡng nhân lực công nghệ thông tin bằng cách thu hút các trung tâm công nghệ thông tin của các công ty đẳng cấp thế giới đến Việt Nam.

Trong khi đó, hãng CNBC (Mỹ) trích ý kiến của ông Kai Wei Ang, chuyên gia kinh tế ASEAN tại BofA Securities Inc. đánh giá, Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng ở Đông Nam Á, là điểm sáng ở Đông Nam Á bất chấp tình trạng thiếu điện xảy ra vào năm ngoái và bất động sản suy yếu.

Ông Kai Wei Ang nhấn mạnh, Việt Nam và ASEAN rõ ràng là những bên hưởng lợi lớn nhất từ chiến lược “Trung Quốc + 1”. Đông Nam Á là lựa chọn tự nhiên vì gần Trung Quốc. Lợi thế của Việt Nam về thị trường lao động cạnh tranh và một loạt các FTA giúp xuất khẩu sang các thị trường khác như Liên minh châu Âu dễ dàng hơn nhiều. Những lợi thế này cung cấp hỗ trợ cơ bản giúp Việt Nam thu hút đầu tư.

Việt Nam cũng được đánh giá đang trở thành một trung tâm kỹ thuật số, được thúc đẩy bởi sự hợp tác năng động giữa các nhà đầu tư toàn cầu và các nhà đổi mới công nghệ địa phương.

Theo xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 2 về phát triển kinh tế kỹ thuật số trên thế giới. Ngân hàng Thế giới cho rằng, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025 nhờ sự tập trung liên tục vào việc thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm các sáng kiến tích hợp AI.

Lực lượng lao động chất lượng cao ngày càng tăng là một trong nhiều yếu tố giúp Việt Nam nổi lên như điểm đến hấp dẫn cho đổi mới kinh doanh.

Chính phủ đã đưa ra một loạt sáng kiến và chính sách nhằm tăng cường giáo dục và đào tạo công nghệ thông tin. Việt Nam có 57.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Sản xuất chất bán dẫn là lĩnh vực khác đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Đầu tư của Mỹ và mối quan hệ sâu sắc hơn với các tập đoàn lớn như Microsoft, Nvidia và Marvell giúp Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong ngành trong những năm tới.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

fbytzltw