Du lịch sông Hồng: “Cái khó bó cái khôn”

Dù đã tồn tại hơn chục năm và có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên tour du lịch sông Hồng vẫn chưa khởi sắc và tìm được chỗ đứng trong nhóm tour đặc sắc của thủ đô.

Nhạt nhòa, đơn điệu và thiếu thốn cơ sở hạ tầng

Dọc hai bờ sông Hồng có nhiều điểm đến có thể hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là hàng loạt các điểm di tích văn hóa đặc trưng của đồng bằng sông Hồng, như chùa Hoa Lâm (Đông Anh, Hà Nội), đền Dầm, chùa Phật Tích, chùa Bút Tháp, đền Chử Đồng Tử, khu lăng Kinh Dương Vương (Bắc Ninh), đền Mẫu (Hưng Yên)... Ngoài ra, dọc triền sông Hồng, nhiều làng nghề, di tích văn hóa mang đậm nét văn hóa Việt truyền thống đã tồn tại bền bỉ hàng trăm năm, như làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ, làng cổ Đường Lâm... Tất cả những điểm đến này hoàn toàn có thể kết nối thành những tour du lịch hấp dẫn đối với du khách.

Hệ thống bến bãi, cầu cảng phục vụ cho du lịch sông Hồng hiện vẫn còn tạm bợ.

Hệ thống bến bãi, cầu cảng phục vụ cho du lịch sông Hồng hiện vẫn còn tạm bợ.

Đặc biệt, mới đây, cây cầu Nhật Tân hiện đại bậc nhất Thủ đô cũng là cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á khai trương, càng làm cho du lịch sông Hồng có thêm điểm nhấn. Để đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của du khách, gần đây, công ty Thăng Long GTC – đơn vị duy nhất tổ chức các tour du lịch trên sông Hồng đưa ra tuyến tour nửa ngày như “Sông Hồng – Những nhịp cầu”, “Sông Hồng - Hành trình những bản tình ca”… Trên hành trình sông nước, du khách không chỉ được nghe lịch sử những cây cầu mà còn được thả đèn hoa đăng...

Lẽ ra với tiềm năng dồi dào và giàu bản sắc như vậy, các tour du lịch sông Hồng đã có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thủ đô từ lâu. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, hiện sản phẩm này mới chỉ thu hút được một lượng khách khiêm tốn, chủ yếu là khách nội địa đi du lịch tâm linh đầu xuân.

Lý giải về điều này, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist cho biết: “Tour du lịch sông Hồng đã có hàng chục năm rồi nhưng đến nay chưa phát triển như mong muốn, trong đó có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Khách quan là tuy dòng sông đã được trị thủy, nước êm ả nhưng cảnh quan hai bên bờ sông chưa được hấp dẫn. Hai bên bờ sông còn tồn tại rất nhiều bãi rác thải, phế thải, hút cát… tạo ra cảnh quan không đẹp mắt nên không hấp dẫn khách, đặc biệt là vào lúc thời tiết nóng nực. Bên cạnh đó, tàu khai thác tour du lịch sông Hồng hiện có 3 chiếc, được sang sửa đẹp, an toàn, tuy nhiên dẫu sao vẫn là tàu cũ sửa lại nên tiếng ồn còn nhiều. Phao cứu sinh, mới đẹp đầy đủ nhưng trên chuyến khảo sát lần này, du khách không được yêu cầu mặc áo phao, điều này là không đúng nguyên tắc. Mặc dù an toàn trên sông Hồng tương đối tốt, song lẽ ra phải làm đúng quy định là bất kỳ du khách nào cứ lên tàu là phải khoác áo kể cả mùa đông và mùa hè”.

Theo một số đơn vị lữ hành, thực tế các tour tham quan dọc sông Hồng kết hợp với các loại hình du lịch xe đạp trải nghiệm khu vực làng quê hiện khá hấp dẫn du khách quốc tế. Tuy nhiên đối tượng khách này đòi hỏi dịch vụ sự chuyên nghiệp, trong khi tour du lịch sông Hồng còn thiếu nhiều yếu tố để có thể hấp dẫn khách quốc tế. Bà Đặng Bích Thọ, Giám đốc Công ty du lịch Phượng Hoàng thẳng thắn: “Hiện tour du lịch sông Hồng mới chỉ phù hợp với du khách nội địa, nếu muốn thu hút khách quốc tế thì phải thay đổi nhiều yếu tố. Khách nước ngoài đòi hỏi phải có điểm nhấn, mà tour này nhìn chưa có điểm nhấn. Thứ 2 là, ngoài dịch vụ cho phù hợp với khách quốc tế thì việc kê bàn, ghế, rồi chương trình, sản phẩm, dịch vụ cũng phải thay đổi để chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn. Ví dụ, đối với du khách quốc tế, không thể chỉ để họ ngồi trên tàu mấy tiếng đồng hồ và nghe thuyết minh đơn điệu về mấy cái cầu mới. Điều hấp dẫn họ là những làng nghề truyền thống hai bên bờ sông, rồi những nét văn hóa, lịch sử liên quan đến các điểm đến trong tour tuyến”.

Cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng

Là đơn vị duy nhất tổ chức trực tiếp tour du lịch sông Hồng và đã có thâm niên khai thác sản phẩm này hơn chục năm nay, tuy nhiên hiện Công ty Thăng Long GTC mỗi năm mới thu hút được lượng khách khá khiêm tốn, khoảng 300.000 lượt khách, trong đó, lượng khách quốc tế chiếm khoảng 30%. Lãnh đạo Thăng Long GTC thừa nhận, một trong những cái khó của tour du lịch sông Hồng là hiện nay điều kiện cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Mặc dù chịu ảnh hưởng yếu tố thời tiết rất lớn, song hệ thống bến bãi, cầu cảng đều ở trong tình trạng tạm bợ, chưa được đầu tư đáp ứng yêu cầu du khách. Hiện bến Chương Dương Độ mặc dù là cầu cảng chính để doanh nghiệp đón khách nhưng đây lại là cầu cảng tạm, do đó vào mùa nước cạn, đơn vị phải chuyển bến tàu sang chùa Bồ Đề. Tuy nhiên, vào mùa khô bến tàu thủy này cũng bị cạn nước khiến cho tàu cũng khó cập bến, doanh nghiệp phải dừng tàu ở ngoài lòng sông để trung chuyển khách từ bờ lên thuyền và ngược lại khiến giá tour tăng cao, gây bất tiện cho du khách. Bên cạnh đó, cảnh quan hai bên bờ sông còn nhếch nhác cũng là một yếu tố quan trọng khiến cho du khách không mấy mặn mà với tour du lịch này.

Theo ông Lưu Đức Kế, để phát triển du lịch sông Hồng thì không chỉ đơn giản một công ty du lịch nào đó làm được mà cần có chính sách nhất quán của TP, huyện, xã sở tại mới làm được. Thứ nhất là cần dọn dẹp khu vực bờ sông có tàu đi qua để có cảnh quan đẹp, hấp dẫn du khách. Nếu như trước đây ven sông Hồng là những ngôi nhà mái ngói nhấp nhô, thơ mộng sau lũy tre làng thì bây giờ chỉ còn những ngôi nhà ống, thiếu sức hút, trong khi bờ sông không đẹp. Điều này cần được chấn chỉnh. Thứ hai, nên đầu tư tàu vừa an toàn, vừa êm ái để du khách vừa ngắm cảnh vừa có thể nghỉ ngơi thư thái. “Cái khó là bến neo đậu còn tạm bợ, chưa được đầu tư đúng mức. Nhà đầu tư bỏ tiền ra, nhưng không có sự vào cuộc của TP, của địa phương để tour ngày càng hấp dẫn thì không thể hấp dẫn du khách” – ông Kế bày tỏ.

Về chuyện thiếu những chương trình nghệ thuật phục vụ khách trên tàu, ông Kế cho rằng, việc đầu tư những chương trình đó không khó. Điều quan trọng là tour du lịch sông Hồng có thể thu hút khách đều đặn, từ đó có thể góp phần phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống. “Điều quan trọng nhất là vấn đề đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và tuyên truyền quảng bá cần phải được quan tâm đẩy mạnh” – ông Kế nhấn mạnh.

Có thể thấy, tour du lịch sông Hồng có rất nhiều tiềm năng để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn của Hà Nội. Tuy nhiên, để sản phẩm này thực sự khởi sắc, thì có lẽ sự nỗ lực của mình doanh nghiệp thôi chưa đủ, mà cần có sự quyết tâm vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng.

Tổ Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw