Dự án kết nối giao thông miền núi phía Bắc tăng gần 700 tỷ đồng vốn đầu tư

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 200 km đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư.

Bộ Giao thông Vận tải vừa có quyết định phê duyệt diều chỉnh Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng Phát triển châu Á và Chính phủ Australia tài trợ.

Theo đó, dự án sẽ được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 6.018,1 tỷ đồng (tương dương 265,23 triệu USD), tăng gần 700 tỷ đồng so với phê duyệt ban đầu với tổng mức đầu tư 5.339,59 tỷ đồng (tương đương 235,328 triệu USD). Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1.019,4 tỷ đồng; chi phí xây dựng 4.155,3 tỷ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 325,8 tỷ đồng; chi phí dự phòng 417 tỷ đồng…

Nhà thầu thi công một đoạn tuyến giao thông miền núi đoạn qua địa bàn tỉnh Lai Châu.
Nhà thầu thi công một đoạn tuyến giao thông miền núi đoạn qua địa bàn tỉnh Lai Châu.

Cụ thể, vốn vay từ Quỹ phát triển châu Á (ADF) của ADB là 187,2 triệu USD (tương đương 4.249,3 tỷ đồng), được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm toán theo quy định của ADB và khoản dự phòng tương ứng.

Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia 6,37 triệu USD (tương đương 144,5 tỷ đồng) được thực hiện thông qua Chương trình Aus4transport của Bộ Giao thông Vận tải sử dụng để thanh toán chi phí tư vấn thiết kế kỹ thuật, lập dự toán và hỗ trợ đấu thầu; chương trình kiểm soát tải trọng xe; chiến dịch nâng cao nhận thức an toàn giao thông đường bộ; bổ sung khảo sát và lập thiết kế kỹ thuật Gói thầu XL07 và Gói thầu XL11.

Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam 1.624,3 tỷ đồng (tương đương 71,58 USD), được sử dụng để thanh toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác (nếu có); quản lý dự án; tư vấn đầu tư xây dựng công trình; chi phí khác và khoản dự phòng tương ứng.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bảo đảm tiến độ thực hiện dự án; bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ về thủ tục và tuân thủ các quy định hiện hành.

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc gồm 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 200km, tiến độ thực hiện 5 năm (từ năm 2019 - 2024).

Trong đó, tuyến kết nối Lai Châu với Cao tốc Nội Bài-Lào Cai: Điểm đầu (Km0+00) tại nút giao IC16 đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Điểm cuối (Km146+600) tại Km34+800 Quốc lộ 4D, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Chiều dài tuyến khoảng 147km, đường cấp III miền núi.

Tuyến nối Nghĩa Lộ với Cao tốc Nội Bài-Lào Cai: Điểm đầu (Km0+00) tại nút giao IC14 đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Điểm cuối dự án (Km54+069) tại Km209+500 Quốc lộ 32 huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Chiều dài tuyến khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi.

vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung quanh dự án tái định cư cầu Làng Giàng

Xung quanh dự án tái định cư cầu Làng Giàng

Hiện nay, cầu Làng Giàng nối thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng đã hoàn thành, tuy nhiên đoạn đường nối từ Tỉnh lộ 161 lên cầu vẫn thi công dang dở do người dân chưa bàn giao mặt bằng. Lý do người dân chưa chuyển đến nơi ở mới tại khu tái định cư cầu Làng Giàng thuộc địa phận thôn Múc, xã Thái Niên vì nghi ngờ về chất lượng mặt bằng và hệ thống hạ tầng chưa đầy đủ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn

Chiều 12/11, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án Kim Thành - Ngòi Phát và dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Bát Xát.

Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội

Sáng 9/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức vận hành thương mại đoạn trên cao Dự án đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội. Tới dự có đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công.

Rà soát, hoàn thiện trước khi ban hành nghị định về điện mặt trời mái nhà

Rà soát, hoàn thiện trước khi ban hành nghị định về điện mặt trời mái nhà

“Rà soát, hoàn thiện trước khi ban hành nghị định về điện mặt trời mái nhà” - đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp chiều 21/10 về dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm lớn nhất của tỉnh, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình.

Sạt lở đe dọa an toàn Trạm biến áp 220 kV Lào Cai

Sạt lở đe dọa an toàn Trạm biến áp 220 kV Lào Cai

Nếu thời tiết diễn biến phức tạp và công tác khắc phục không được triển khai khẩn trương, nguy cơ xảy ra sự cố ở Trạm biến áp 220 kV Lào Cai rất lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp điện cho tỉnh Lào Cai, nhất là hoạt động sản xuất ở Khu Công nghiệp Tằng Loỏng.

fbytzltw