Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Dự án đường Bản Xèo - Y Tý: Liệu có “lỗi hẹn”?

Dự án đường Bản Xèo - Y Tý: Liệu có “lỗi hẹn”?

Sau 2 năm triển khai thi công (27/12/2021 - 27/12/2023), khối lượng thi công Dự án cải tạo, nâng cấp đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý, huyện Bát Xát (Dự án đường Bản Xèo - Y Tý) chỉ đạt khoảng 25%. Dự án đã phải gia hạn thi công thêm 1 năm, đến hết 31/12/2024.

Dự án đường Bản Xèo - Y Tý có tổng chiều dài khoảng 33,6 km, điểm đầu tuyến xuất phát tại lý trình Km15+0.00, Tỉnh lộ 155 (ngã ba Cán Tỷ), điểm cuối tuyến kết thúc tại lý trình Km41+500, Tỉnh lộ 158 (ngã ba giao với điểm cuối đường cứu hộ, cứu nạn Trịnh Tường Y Tý).

z5228079140587_f2dda0b0905459f55597eafe4fc8debb.jpg

Trên cơ sở đường cũ đã có, thiết kế nâng cấp, mở rộng tuyến đảm bảo quy mô đường cấp V miền núi theo tiêu chuẩn đường ô tô TCVN 4054-05. Chiều rộng nền đường tối thiểu 6,5 m; chiều rộng mặt đường 3,5 m được thảm bê tông nhựa; chiều rộng lề đường 3 m, trong đó gia cố lề mỗi bên 1,5 m (kết cấu gia cố lề như kết cấu mặt đường). Dự án do UBND huyện Bát Xát làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách trung ương và ngân sách tập trung giai đoạn 2021 - 2025.

Sau 2 năm triển khai, giá trị khối lượng đã thi công đạt khoảng 25%. Cụ thể, nhà thầu thi công phần nền đường gần 60% khối lượng (19/33,6 km), thi công lớp móng cấp phối đá dăm lớp 1 được 10/33,6 km.

Hiện tại, nhà thầu đang triển khai thi công nền đường, hệ thống thoát nước ngang, kè bê tông, kè vỉa và thi công cấp phối đá dăm lớp trên đoạn Km0 - Km6, dự kiến trong quý I/2024 sẽ hoàn thành đoạn này (đoạn Bản Xèo - Mường Hum).

z5227807552567_bfba85f74712739a05e8a2a6e3d363ec.jpg

Tại sao tiến độ thi công Dự án đường Bản Xèo - Y Tý lại ì ạch như vậy? Để trả lời câu hỏi này, phóng viên đã tìm hiểu thực tế.

Được biết, có nhiều nguyên nhân, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án, trong đó vướng mắc nhất là mặt bằng. Để thực hiện dự án này, có 316 hộ (Dền Sáng 144 hộ, Sàng Ma Sáo 98 hộ, Mường Hum 63 hộ, Bản Xèo 11 hộ) và 5 tổ chức liên quan đến giải phóng mặt bằng, với tổng diện tích đất thu hồi là 781.423 m2.

Đến thời điểm này, UBND huyện Bát Xát đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với 151/316 hộ. Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng thi công được 19 km đường và 3 bãi đổ thải.

Ông Vũ Văn Sinh, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với huyện Bát Xát ngày 17/2/2023 về công tác giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn, trong quý I/2024, huyện Bát Xát phải hoàn thành giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, trong đó có Dự án đường Bản Xèo - Y Tý.

z5227807554583_e4bf4dd47afcfd320a6a33b37d442bc6.jpg

Để hoàn thành đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện Bát Xát đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã có dự án đi qua khẩn trương phối hợp, đánh giá kỹ, chính xác những khó khăn, vướng mắc để có giải pháp hiệu quả.

Cụ thể, đối với xã Mường Hum có 7 hộ bị chồng chéo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cấp năm 2007; 6 hộ chưa đồng ý với dự thảo phương án bồi thường (thắc mắc về nhân khẩu; đơn giá cây cối, hoa màu; đề nghị xem xét lại ranh giới thu hồi; ta luy nhà ở cao, có nguy cơ sạt lở khi công trình thi công đến); 3 hộ xác nhận lại chủ sử dụng đất; 2 hộ chưa ban hành thông báo thu hồi đất do phải làm thủ tục thừa kế.

Đối với xã Sàng Ma Sáo, 12 hộ chưa thực hiện ban hành thông báo thu hồi đất do phải làm thủ tục thừa kế (11 hộ do phải làm thủ tục thừa kế và 1 hộ bị chồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao năm 2007). Đối với xã Dền Sáng, 6 hộ chưa ban hành thông báo thu hồi đất do phải làm biên bản họp gia đình để quy chủ sử dụng đất.

Trên cơ sở kết quả rà soát, các phòng, ban của huyện khẩn trương phối hợp với UBND các xã tập trung giải quyết những vướng mắc đối với từng tình huống cụ thể theo quy định của pháp luật, như hướng dẫn các hộ hoàn thiện hồ sơ công nhận quyền sử dụng đất ở; xác nhận lại nguồn gốc sử dụng đất, chủ sử dụng đất; làm thủ tục thừa kế; tuyên truyền, giải thích, vận động để người dân hiểu, đồng thuận với chủ trương, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng của địa phương.

z5227807551504_cdffba3a77d2cd0a34446bc6f2cdee4f.jpg

Ông Bùi Việt Cường, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Cao Minh cho biết: Nhà thầu mong những khó khăn, vướng mắc sớm được giải quyết, bởi càng để kéo dài càng thiệt hại. Thực tế, mặc dù mặt bằng “xôi đỗ” nhưng nhà thầu vẫn bố trí thi công, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Tuy nhiên, ngoài một số điểm đã giải phóng mặt bằng, còn lại hầu như đụng đâu vướng đó nên dù cố gắng đến mấy cũng không thể triển khai theo phương án đưa ra.

Thời gian chỉ còn chưa đầy 1 năm, trong khi khối lượng Dự án đường Bản Xèo - Y Tý còn rất nhiều. Nếu không có sự vào cuộc quyết liệt và có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả của các cơ quan, đơn vị liên quan thì dự án khó có thể hoàn thành theo tiến độ đã được gia hạn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

fb yt zl tw