Tổng cục Du lịch đã có văn bản đề xuất gửi lên Bộ VH-TT&DL chọn ông Jordan Vogt-Roberts - đạo diễn phim "Kong: Skull Island" làm Đại sứ Du lịch Việt Nam cho nhiệm kỳ tớ...
Với những tình cảm và lời nói tốt đẹp dành cho mảnh đất, con người Việt Nam, cùng với những cảnh quay tuyệt đẹp về đất nước Việt Nam qua bộ phim "Kong: Skull Island" (Đảo đầu lâu), đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đang được Tổng cục Du lịch Việt Nam chọn làm Đại sứ Du lịch.
Tối 9/3, bộ phim "Kong: Skull Island" ra mắt. Trong dịp này, dư luận đặt ra vấn đề về cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước, thu hút du khách khi bộ phim được công chiếu trên toàn thế giới. Và ngay lập tức, ngày 8/3.
Đạo diễn Vogt-Roberts hy vọng rằng sẽ nhiều người tìm đến Việt Nam sau khi xem "Kong: Skull Island"... |
Tổng cục Du lịch đã có văn bản đề xuất gửi lên Bộ VH-TT&DL chọn ông Jordan Vogt-Roberts - đạo diễn phim "Kong: Skull Island" làm Đại sứ Du lịch Việt Nam cho nhiệm kỳ tới. Chiều 9/3, Hội đồng bình chọn Đại sứ du lịch của Bộ VH-TT&DL cũng đã có buổi làm việc với tinh thần đồng thuận bầu chọn đạo diễn Jordan- Roberts làm Đại sứ Du lịch Việt Nam. Jordan Vogt-Roberts là đạo diễn, nhà sản xuất người Mỹ, được biết đến với các bộ phim như: "Single Dads" (2009), "The Kings of Summer" (2013), "Kong: Skull Island" (2017). Ông đồng thời là nhà viết kịch bản, đạo diễn nhiều chương trình truyền hình. Để người xem chìm đắm trong quang cảnh ngoạn mục của "Đảo đầu lâu" và khiến cho quê nhà của khỉ Kong chứa đựng vẻ đẹp thẩm mỹ của những khuôn hình điện ảnh, đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đã chia sẻ với tờ Channel NewsAsia rằng, sứ mệnh quan trọng nhất chính là phải tìm ra được những quang cảnh đẹp ngoạn mục một cách chân thực.
Tháng 10/2015, đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đã sang Việt Nam và đi dọc từ Bắc vào Nam trong hơn một tháng để khảo sát các bối cảnh cho bom tấn "Kong: Skull Island". Sau khi khảo sát, ông đã quyết tâm đưa đoàn phim qua Việt Nam để thực hiện các cảnh quay. "Kong: Skull Island" đánh dấu sự thay đổi cái nhìn của các nhà làm phim thế giới với các nhà quản lý Việt Nam. Sau gần 1 năm thực hiện bộ phim "Kong: Skull Island", đạo diễn Jordan Vogt-Roberts đã trở lại Quảng Bình trong thời gian ngắn để hành trình đi xuyên hang Sơn Đoòng thông qua Bức tường Việt Nam (bức tường thạch nhũ nằm cuối cửa hang). Theo vị đạo diễn người Mỹ, Quảng Bình thực sự là một vùng đất rất tiềm năng.
Ba điểm làm phim của "Kong: Skull Island" đều đóng góp rất lớn trong những cảnh quay. Đối với đạo diễn Vogt-Roberts, việc ghi hình ở Việt Nam để lại nhiều ấn tượng. Ông chia sẻ: “Tôi đi khắp thế giới để tìm địa điểm quay. Tôi không muốn phim của mình có diện mạo giống như “Công viên kỷ Jura”… Tôi cần những khuôn hình tươi mới. Khán giả ra rạp để được xem những điều mới mẻ. Vì vậy, tôi đi đến nhiều đất nước ở châu Á...
Tôi đã ghi hình ở Thái Lan, mọi việc ở đây diễn ra thuận lợi, nhưng tôi hiểu rằng đây không phải nơi mình đang tìm kiếm, nên tôi lại tiếp tục đi. Và rồi tôi tới Việt Nam, quan sát cảnh vật ở đây và ngay lập tức yêu mến nơi này”. Theo đánh giá của đạo diễn Vogt-Roberts, quang cảnh Việt Nam đưa lại vẻ đẹp thẩm mỹ hoàn hảo cho phim: “Quang cảnh ở Việt Nam vừa ngoạn mục vừa ảo diệu. Đó là một vẻ đẹp nguyên sơ, chưa bị can thiệp bởi bàn tay con người, fan điện ảnh cũng chưa được chiêm ngưỡng trước đây. Quang cảnh ở Việt Nam đẹp mà vẫn có sự xù xì cần thiết của một vẻ đẹp nguyên sơ”.
Đạo diễn Vogt-Roberts cũng tin rằng bộ phim sẽ khiến nhiều người xem phải tìm tới Việt Nam: “Việt Nam là một miền đất đẹp. Người dân nơi đây có sự nhân hậu mà tôi thấy thiếu vắng ở nhiều xã hội hiện đại, phát triển khác. Vì vậy, tôi thành thật tin rằng bộ phim này sẽ đưa tới tác động tích cực cho hoạt động du lịch của Việt Nam, nhiều đoàn phim sẽ tìm tới đây hơn và người dân thế giới sẽ hiểu hơn về đất nước xinh đẹp kỳ lạ này”. Đạo diễn Vogt-Roberts hy vọng rằng: "Người xem sẽ bước ra khỏi rạp chiếu “Kong: Skull Island” với mong muốn tìm tới Việt Nam, giống như nhiều người xem đã từng thán phục quang cảnh xuất hiện trong loạt phim “Chúa tể những chiếc nhẫn” và rồi tìm tới New Zealand. Hy vọng mọi người sẽ tới khám phá Việt Nam, yêu mến phong cảnh, con người, văn hóa, ẩm thực nơi này. Và rồi họ sẽ khám phá nhiều đất nước châu Á khác nữa. Tôi mong họ sẽ đem lòng yêu nơi này theo cách mà chúng tôi đã yêu Việt Nam”...