Độc đáo Lễ “Áy lay” của người Dao họ ở Khe Mụ

LCĐT - Trong các dân tộc sinh sống ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, đồng bào Dao họ thôn Khe Mụ có những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo, thể hiện trong đời sống thường ngày, qua lễ hội dân gian, những bài ca, điệu múa, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố… Đặc biệt, Lễ cầu làng - còn gọi là “Áy lay” - là nét văn hóa đặc sắc, mang sắc thái tín ngưỡng đặc trưng và được duy trì đến ngày nay.

Độc đáo Lễ “Áy lay” của người Dao họ ở Khe Mụ ảnh 1
Các bậc cao niên, người có uy tín làm các hình mẫu, hình nộm, vàng mã cho nghi lễ

Thôn Khe Mụ là nơi sinh sống của 17 hộ người Dao họ. Theo chủ làng Bàn Văn Sang, xưa kia, Lễ cầu làng thường được tổ chức 4 lần trong năm, nhưng nay rút xuống còn 3 lần. Ở mỗi thời điểm tổ chức, nghi lễ mang một ý nghĩa riêng. Lần thứ nhất, lễ diễn ra vào tháng 2 âm lịch với mong muốn cầu cho nhà nhà khỏe mạnh, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu; lần thứ 2 diễn ra vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch và được tổ chức với quy mô lớn bởi đây là lễ cúng giữa năm, báo cáo lên thần linh, thổ địa kết quả cả làng đạt được trong 6 tháng đầu năm, vì thế lễ vật cũng đầy đủ hơn; lần thứ 3 diễn ra vào tháng 10 âm lịch với ý nghĩa tổng kết cuối năm, đánh giá 1 năm các hộ làm được gì và chưa làm được gì, hướng khắc phục trong năm tới.

Mặc dù Lễ cầu làng được tổ chức nhiều lần trong năm nhưng nội dung và diễn trình của nghi lễ tương đối thống nhất. Thầy cúng Lý Văn Chiên cho biết: Trước ngày diễn ra Lễ cầu làng, chủ làng chọn ngày tốt, lựa chọn thầy cúng có uy tín, được người dân trong làng tín nhiệm. Thầy cúng phải mặc trang phục truyền thống, mang sách cúng để thực hiện nghi lễ. Lễ cúng sẽ được tổ chức ở nhà chủ làng.

Độc đáo Lễ “Áy lay” của người Dao họ ở Khe Mụ ảnh 2
Thầy mo đại diện trong bản người Dao thực hiện nghi lễ cúng quan trọng nhất

Lễ vật cầu làng của người Dao họ khá đơn giản, đúng theo quan niệm có gì dâng nấy, quan trọng vẫn là tấm lòng thành của người dân. Điều đặc biệt nhất là tất cả đồ dâng cúng phải do các gia đình tự trồng, tự nuôi, thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh của người Dao họ. Các lễ vật như gà, thịt lợn, rượu trắng, gạo... được các gia đình đóng góp, sau đó tập trung về một hộ có uy tín trong cộng đồng đã được chọn từ trước để chuẩn bị thực hiện các nghi lễ.

Từ sáng sớm, người dân tập trung ở nhà chủ làng chuẩn bị lễ vật, sau đó mời thầy đến cúng. Ý nghĩa của bài cúng là cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại, con cháu học hành thành đạt, nhà nhà no đủ, mọi sự bình yên. Tùy từng dịp, thầy cúng sẽ có bài văn riêng khấn bằng tiếng Dao. Tuy nhiên, tất thảy các bài khấn đều phải thể hiện sự biết ơn bề trên và cầu sự chở che, phù hộ của thần linh với bản làng.

Lễ cầu làng kết thúc, người dân trong làng cùng nhau bày mâm cỗ ăn uống tại nhà chủ làng thể hiện sự gắn kết, thắt chặt tình cảm cộng đồng.

Ông Hoàng Văn Phúc, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Hà cho biết: Lễ cầu làng của người Dao họ ở thôn Khe Mụ là một nét đẹp văn hóa của đồng bào nơi đây. Trải qua hàng trăm năm, nghi lễ này đã trở thành hoạt động cộng đồng đặc sắc, được gìn giữ cho đến ngày nay, có tác dụng cổ vũ, động viên người dân bước vào vụ sản xuất mới. Thời gian tới, xã tiếp tục tuyên truyền, khơi dậy niềm tự hào về những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao ở địa phương, trong đó có Lễ cầu làng.   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw