Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn huyện Bảo Thắng

Ngày 8/5, đồng chí Ngyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và đồng chí Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các thành viên trong đoàn công tác đã đến thăm và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”, trên địa bàn huyện Bảo Thắng.

Về phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Bảo Thắng.

bt1.jpg
Lãnh đạo huyện Bảo Thắng báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW trên địa bàn huyện.

Để cụ thể hóa chủ trương của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 13 và chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai, Huyện ủy Bảo Thắng đã ban hành Chương trình hành động và UBND huyện đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình hành động. Trong đó, phát huy tổng thể sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; xác định rõ công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng là trách nhiệm chính của chính quyền các cấp; nếu địa bàn xã nào để xảy ra mất rừng thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã đó phải chịu trách nhiệm chính.

Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn đã ban hành chương trình hành động và kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13 trên địa bàn; hàng năm kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững cấp xã; duy trì hoạt động của 14 tổ xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng; 173 tổ quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng thôn bản với 1.146 thành viên. Ngoài ra, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; quy chế phối hợp bảo vệ rừng vùng giáp ranh. Đồng thời, làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Theo báo cáo của huyện, hiện nay trên địa bàn có gần 37.000 ha rừng; tỷ lệ che phủ rừng đạt 57,13%. Riêng diện tích cây quế, huyện hiện có 8.000 ha (mỗi năm có khoảng 300 ha quế cho thu hoạch, doanh thu 240 tỷ đồng/năm)… Tại nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp huyện Bảo Thắng đều xác định tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, coi bảo vệ và phát triển rừng là giải pháp quan trọng tạo thu nhập cho người dân. Rà soát, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động đến diện tích, chất lượng rừng.

bt2.1.jpg
Đồng chí Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham quan một dây chuyền chế biến các sản phẩm từ quế.

Đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 13 trên địa bàn Bảo Thắng, các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định: Công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng ở Bảo Thắng đã được cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, triển khai, thực hiện quyết liệt với nhiều biện pháp và giải pháp hiệu quả. Số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, số vụ phá rừng, cháy rừng, diện tích rừng thiệt hại đã giảm so với các năm trước. Các hành vi vi phạm đều được xử lý nghiêm minh, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật và có tính răn đe, giáo dục cao. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng do Trung ương, tỉnh cấp kinh phí và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để góp phần tăng thu nhập cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý rừng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai”

Ngày 26/3, tại xã Lùng Thẩn, Hội Nông dân huyện Si Ma Cai phối hợp với Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch lạc đỏ và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lạc đỏ Si Ma Cai” cho hơn 50 hội viên nông dân xã Lùng Thẩn.

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Nông dân Sơn Hải chuyển đổi cây trồng hiệu quả

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân xã Sơn Hải (Bảo Thắng) triển khai tích cực. Từ đó, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao ở địa phương.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Xu hướng sử dụng phân bón hữu cơ

Nhiều nông dân, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang dùng các loại phân bón hữu cơ thay cho phân bón hóa học. Nhờ đó, vừa nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm trồng trọt, vừa giúp cải tạo, làm tăng độ phì nhiêu của đất, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Mường Khương: Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế

Với hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mường Khương tập trung chăm lo, ổn định đời sống cho Nhân dân. Theo đó huyện đã thực hiện hiệu quả các chính sách đầu tư của Nhà nước; triển khai hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vốn vay ưu đãi, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… giúp bà con phát triển sản xuất, thoát nghèo, ổn định và nâng cao cuộc sống.

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Trợ giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm gần đây, từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Bát Xát có thêm nguồn lực đầu tư, mở rộng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho hội viên.

fb yt zl tw