Đề xuất tạm sử dụng rừng để phục vụ thi công đường bộ, đường sắt tốc độ cao

Việc được tạm sử dụng rừng để thi công các dự án đường giao thông, đường sắt sẽ tác động tích cực đến tiến độ thực hiện và hiệu quả thực hiện dự án; đặc biệt là các dự án đường sắt tốc độ cao.

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố Dự thảo Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/20218 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; trong đó đề cập đến một số nội dung quan trọng như bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông, đường sắt để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia.

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, công trình tạm là các hạng mục cần thiết, cấp thiết để thực hiện các dự án đường giao thông, đường sắt (như đường vận chuyển trang thiết bị, vật liệu xây dựng, lắp đường ray)…

Do đó, tạm sử dụng rừng để thi công các dự án đường giao thông, đường sắt có ý nghĩa và tác động tích cực đến tiến độ thực hiện và hiệu quả thực hiện dự án; đặc biệt là các dự án như: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết 2 dự án quan trọng trên đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 và Nghị quyết số 187/2025/QH15 ngày 19/2/2025. Đây cũng là các dự án mà Quốc hội cho phép được áp dụng nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt, trong đó có chính sách tạm sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ dự án.

Việc bổ sung việc tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án đường giao thông, đường sắt trên, cũng xuất phát từ nhu cầu thực cấp thiết phát sinh trong thực tiễn - khi các dự án chỉ có nhu cầu tạm sử dụng diện tích rừng trong quá trình thi công, không chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

Sau khi dự án hoàn thành, diện tích sử dụng cho các công trình tạm sẽ được hoàn trả lại mục đích sử dụng ban đầu, chủ đầu tư hoàn nguyên lại môi trường và thực hiện trồng lại rừng và bàn giao lại cho chủ rừng, nên không phải chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các công trình tạm.

(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Cũng theo cơ quan soạn thảo dự thảo nghị định trên, nội dung tạm sử dụng rừng đã được quy định tại Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 6/3/2024 của Chính phủ.

Tuy nhiên, đối tượng được tạm sử dụng rừng mới quy định về tạm sử dụng rừng để thực hiện công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nghị định số 27/2024/NĐ-CP cũng chưa có quy định về đối tượng tạm sử dụng rừng cho các dự án “Đường giao thông, đường sắt” trọng điểm quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

“Xuất phát từ những lý do nêu trên, để đảm bảo tiến độ xây dựng 2 dự án đường sắt cấp thiết quan trọng quốc gia trên, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ để bổ sung quy định về đối tượng được tạm sử dụng rừng để phục vụ thi công các dự án đường giao thông và đường sắt là rất cần thiết”, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh.

Về đánh giá tác động đối với đối tượng chịu tác động được quy định trong dự thảo nghị định, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết theo báo cáo của 39 địa phương báo cáo về kết quả tạm sử dụng rừng theo quy định tại Nghị định số 27/2024/NĐ-CP, có 37/39 tỉnh không có dự án tạm sử dụng rừng.

Tại 2/39 tỉnh còn lại, có 4 dự án đề nghị phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng và đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt để thực hiện dự án đường dây điện.

Cụ thể tại tỉnh Nghệ An có 3 dự án (Dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu; Dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa; Dự án đường dây 220kV Trạm cắt Nậm Sum - Nông Cống) với tổng diện tích tạm sử dụng rừng là 6,78258 ha. Tại tỉnh Quảng Nam có 1 Dự án Trạm cắt 220kV Đăk Ooc và các đường dây đấu nối Nhà máy thủy điện Nam Emoun (Lào) vào hệ thống điện Việt Nam với tổng diện tích sử dụng tạm là 1,3272 ha (bao gồm cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng).

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 phường Pom Hán

Chiều 11/4, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai tổ chức khởi công công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9 (phường Pom Hán, thành phố Lào Cai) theo Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp chống sạt lở khu dân cư tổ 13, 14, 15 dọc đường 23/9.

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Tập đoàn Khôi Nguyên (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư cụm y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai

Chiều 11/4, tại trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với Công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư Khôi Nguyên (Hàn Quốc) về đầu tư cụm dịch vụ y tế phức hợp trị giá 700 tỷ đồng tại Lào Cai.

Gần 43 nghìn hồ sơ hoàn thuế được xử lý tự động trong 1 tuần

Gần 43 nghìn hồ sơ hoàn thuế được xử lý tự động trong 1 tuần

Từ ngày 3/4/2025, ngành thuế chính thức triển khai quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động trên toàn quốc, áp dụng cho kỳ quyết toán thuế năm 2024. Cục Thuế cho biết, chỉ sau 7 ngày triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động, Cơ quan Thuế đã tiếp nhận và xác định hoàn thuế cho 42.881 hồ sơ với tổng số tiền 229,3 tỷ đồng.

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng ngày 11/4: Tăng "dựng đứng", vượt 106 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới hôm nay (11/4) tăng phi mã, vượt mốc 3.200 USD/ounce khi chứng khoán Mỹ vừa có phiên giảm mạnh, đồng USD cũng mất giá, khiến nhu cầu trú ẩn an toàn vốn tiếp tục tăng cao. Trong nước, giá vàng các thương hiệu cũng tăng “dựng đứng” lên các mức kỷ lục mới. Giá vàng miếng SJC giao dịch ở mức 106,4 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 105,4 triệu đồng/lượng.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

Giữa trưa nắng, công trường thảm nhựa mặt đường dự án thi công tuyến đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý đoạn qua khu vực rừng già Y Tý vẫn rộn vang tiếng máy. Đoạn đường qua khu rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù, vì vậy, những ngày nắng đã tạo thuận lợi cho việc thảm nhựa bê tông thực sự quý giá.

Làm gì để định vị gạo Việt trước kỷ nguyên mới?

Làm gì để định vị gạo Việt trước kỷ nguyên mới?

Gạo Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế, tuy nhiên, để tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế đó trước kỷ nguyên mới, ngành lúa gạo phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội, đặc biệt là việc phát triển giống lúa chất lượng cao, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, và hình thành chuỗi giá trị bền vững.

fb yt zl tw