Đề xuất bổ sung 8 dự án đường bộ cao tốc vào danh mục dự án quan trọng quốc gia

Bộ Giao thông Vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung danh mục dự án và thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Trong đó, đề xuất bổ sung 8 dự án đường bộ cao tốc vào danh mục dự án quan trọng quốc gia. 8 dự án đường bộ cao tốc được đề xuất bổ sung bao gồm: Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Liên - Túy Loan, Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương, TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Mỹ An - Cao Lãnh, Cao Lãnh - An Hữu.

Đây đều là các dự án cao tốc đang được triển khai hoặc đã được đề xuất chủ trương đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP hoặc đầu tư công.

Các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải có vốn đầu tư lớn, có ảnh hưởng đến môi trường, diện tích giải phóng mặt bằng lớn, thực hiện đòi hỏi có các cơ chế đặc biệt.

Các dự án được đưa vào danh mục trọng điểm sẽ được Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành đề xuất với Chính phủ giải pháp để đẩy nhanh tiến độ. Ban Chỉ đạo cũng kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư dự án, các tổ chức tư vấn, nhà thầu thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Cao tốc La Sơn - Túy Loan kết nối toàn tuyến nhánh phía đông đường Hồ Chí Minh, nối tuyến với cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Cam Lộ - La Sơn.

Cụ thể, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang dài gần 105 km, trong đó 77 km thuộc Tuyên Quang và 27,5 km thuộc Hà Giang, có tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, quy mô hai làn xe. Những năm tới, cao tốc sẽ được nâng lên bốn làn xe và kéo dài đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang) với tổng chiều dài 165 km. Vận tốc thiết kế 80-100 km.

Tỉnh Tuyên Quang đã được đầu tư xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Đoạn Tuyên Quang - Hà Giang được đầu tư sẽ hoàn chỉnh tuyến cao tốc từ Hà Nội đến Hà Giang dài hơn 200 km.

Ba dự án Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương nằm trong tổng thể tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài hơn 200 km, nhằm kết nối TP Hồ Chí Minh lên các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến đường sẽ kết nối với cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây hiện nay, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 20. Tuyến đường cũng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Đoạn Dầu Giây - Tân Phú được phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức PPP, tổng mức đầu tư 8.365 tỷ đồng. Hai dự án thành phần còn lại là Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương cũng đã được tỉnh Lâm Đồng đề xuất đầu tư với tổng số vốn lần lượt là 19.500 và 12.500 tỷ đồng.

Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Chơn Thành (Bình Phước) dài 68,7 km, tốc độ thiết kế 80 - 100 km/h gồm 6 làn xe và 4 làn đô thị hai bên với bề rộng nền đường từ 60 - 64 m. Dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP với sơ bộ tổng mức đầu tư 24.275 tỷ đồng.

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh dài 26 km, tổng mức đầu tư dự kiến 5.000 tỷ đồng. Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu dài 27 km, đi qua Đồng Tháp và Tiền Giang, tổng kinh phí hơn 5.880 tỷ đồng. Hai tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh được xây dựng sẽ rút ngắn thời gian từ Đồng Tháp đi TP Hồ Chí Minh xuống còn 2 tiếng thay vì 4 tiếng như hiện nay.

Hướng tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương.

Thời gian qua, một số dự án đường bộ cao tốc cũng đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào danh mục công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải như: TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tuyên Quang - Phú Thọ, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh hay các dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, dự án Xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh kết nối vào nhà ga T3.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị bổ sung thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình quan tọng quốc gia là Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, các địa phương có cao tốc đi qua: Đà Nẵng, Hà Giang, Lâm Đồng, Đồng Tháp.

Trước đó, Quyết định 884 ngày 23/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định 6 dự án/nhóm dự án thuộc danh mục công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, gồm: Đường Hồ Chí Minh; các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông; Bến Lức - Long Thành; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh; đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; các tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các dự án đường bộ cao tốc hoặc dự án hạ tầng giao thông khác mà Ban chỉ đạo thấy cần thiết.

Theo Báo Công Thương null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai phát triển hạ tầng kết nối năng lượng

Lào Cai phát triển hạ tầng kết nối năng lượng

Ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1620/QĐ-TTg về ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc. Nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, bền vững, tăng tính kết nối vùng, miền, kết nối các cực tăng trưởng toàn quốc; kết hợp 3 kết nối trọng điểm là giao thông, kinh tế cửa khẩu và kết nối hạ tầng năng lượng.

Phát triển logistics để khơi thông dòng chảy hàng hóa

Phát triển logistics để khơi thông dòng chảy hàng hóa

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng và hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

[Ảnh] “Cả ngày đếm cây, suốt đêm áp giá” tại Dự án đường dây 500 KV

[Ảnh] “Cả ngày đếm cây, suốt đêm áp giá” tại Dự án đường dây 500 KV

Dự án xây dựng đường dây tải điện 500 KV Lào Cai - Vĩnh Yên là công trình trọng điểm cấp Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 26/10/2024. Dự án có tổng chiều dài 210 km, trong đó trên địa bàn tỉnh Lào Cai có chiều dài đường dây 49,47km, với 101 vị trí cột, đi qua 9 xã thuộc 2 huyện.

Bảo Yên: Tháo nút thắt trong giải phóng mặt bằng

Bảo Yên: Tháo nút thắt trong giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Bảo Yên đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nhiều công trình, dự án quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc trong các quy định và thủ tục liên quan, gây chậm trễ trong việc bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu.

Dự án đường dây 500 KV Lào Cai - Vĩnh Yên: Triển khai thần tốc ở Bảo Thắng

Dự án đường dây 500 KV Lào Cai - Vĩnh Yên: Triển khai thần tốc ở Bảo Thắng

“Anh cởi áo khoác ra, mặc thế không leo đồi được đâu. Cứ nghe tôi đi!”, ông Trần Đức Khải, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng nói với tôi bằng giọng quả quyết. Tôi phân vân khi lúc này nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 13, 14 độ C, gió hun hút và lạnh thấu xương. Vậy nhưng tôi vẫn theo lời “Trưởng xã” và anh ấy lúc này cũng đang ăn mặc phong phanh. Quả nhiên, sau ít phút hì hục leo đồi, chúng tôi đã toát mồ hôi.

Lào Cai phấn đấu tháng 6/2025 hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Lào Cai phấn đấu tháng 6/2025 hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Sáng 26/12, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Đoàn công tác Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) về công tác hỗ trợ nhà ở - dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (Phần 2)

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (Phần 2)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) là con sông có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

[Ảnh] Sông Hồng và những nhịp cầu nối đôi bờ (phần 1)

Sông Hồng (hay Hồng Hà, còn có các tên gọi khác là sông Cái, sông Cả, sông Thao, Nhị Hà, Nhĩ Hà) có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc chảy qua miền Bắc Việt Nam và đổ ra vịnh Bắc Bộ, trên đất Việt Nam dài 556 km. Ngược sông Hồng từ cửa Ba Lạt (Thái Bình) - nơi sông Hồng hòa nhịp cùng biển cả lên Lào Cai - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt có hơn 30 cây cầu đã bắc qua sông.

fb yt zl tw