ĐBQH Ksor H'Bơ Khắp chất vấn Bộ trưởng TN-MT về "ông trời và rừng"

ĐBQH Ksor H'Bơ Khắp tiếp tục đăng đàn chất vấn hỏi "ông trời và rừng có quan hệ gì với thực trạng môi trường Việt Nam". Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời “rừng còn quan trọng hơn trời”.

ĐB Ksor H'Bơ Khắp.
ĐB Ksor H'Bơ Khắp.

Tại phiên chất vấn chiều 6/11, Trung tá Ksor H'Bơ Khắp - Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai đặt câu hỏi với Bộ trưởng Trần Hồng Hà về quan điểm "thủy điện nhỏ không có lỗi trong bão lũ, sạt lở ở miền Trung vừa qua là do địa chất bị đứt gãy”.

“Thời gian tới Bộ trường có tiếp tục ủng hộ xây dựng thủy điện nhỏ đúng không và theo Bộ trưởng "ông trời - mẹ thiên nhiên" và rừng có quan hệ gì đối với thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay?

Với tư cách chuyên gia, đơn vị tham mưu cho Thủ tướng, Bộ trưởng thấy mình có trách nhiệm như thế nào với thực trạng đó?”, nữ Trung tá đặt câu hỏi.

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà nói: “Tôi thực sự muốn nói với ĐB rằng, nếu ĐB lắng nghe thì tôi không nói thủy điện là nguyên nhân hay không phải là nguyên nhân.

Theo ông, nếu chúng ta tận dụng mọi cơ hội để khai thác thủy điện thì khi đó nguyên nhân là con người. Ông dẫn chứng ở Na Uy, thủy điện rất nhiều vì tận dụng được thế năng tự nhiên.

“Đại biểu hỏi tôi rừng quan trọng thế nào với trời, tôi nghĩ rừng còn quan trọng hơn trời”, Bộ trưởng Hà hướng về phía ĐB Ksor H'Bơ Khắp nói.

Ông cho biết ông hít thở khí oxy, thở ra CO2 là nhờ có rừng. Rừng còn là nơi cung cấp 70% các tài nguyên cho con người, rừng hết sức thiêng liêng, rừng cho sinh thủy, trong chiến tranh thì rừng che bộ đội.

Ông nhắc lại câu nói của mình tại phiên làm việc hôm qua “thủy điện không phải nguyên nhân” và cho rằng hậu quả là do con người khai thác tài nguyên mà không dựa vào các quy luật tự nhiên.

Mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện, ông Hà cho rằng mất rừng là do con người có tư duy sai trái khi "trong nhà dùng toàn đồ gỗ, sử dụng các động vật hoang dã”.

Bộ trưởng nhận định, mất rừng còn nhiều nguyên nhân khác và chúng ta phải quản lý.

Ông cho biết Bộ TN-MT và Bộ NN&PTNT sẽ xem xét cùng Quốc hội, rà soát từng m2 đất bị chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Đối với những nơi nào không còn rừng mà chức năng của nó là phòng hộ thì phải phục hồi.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời ĐB Ksor H'Bơ Khắp.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời ĐB Ksor H'Bơ Khắp.

Kết lại phần trả lời của mình, ông Hà mong đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nghe lại băng ghi âm câu trả lời của Bộ trưởng tại phiên họp hôm qua để “có sự hiểu biết lẫn nhau hơn”.

Giơ biển tranh luận lại, ĐB Ksor H’Bơ Khắp cảm ơn Bộ trưởng TN&MT đã khẳng định tại nghị trường rằng "rừng tự nhiên là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề" trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, nữ ĐB cho rằng Bộ trưởng vẫn chưa trả lời vào câu hỏi chính: "Tôi hỏi bộ trưởng có ủng hộ tiếp tục về xây dựng phát triển thuỷ điện nhỏ nữa hay không thì bộ trưởng chưa trả lời. Câu hỏi có hoặc không chứ không có nhưng".

Câu hỏi thứ 2, ĐB hỏi Bộ trưởng rằng: "ông trời- mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay, nó liên quan đến vụ sạt lở vừa qua ở miền Trung".

Bà phân tích, không tự nhiên mà trời mưa được, không tự nhiên địa chất đứt gãy, "Bộ trưởng nói rằng dân ở đó sống cả trăm năm nay và họ trồng rừng cây sản xuất. Tức cây rừng tự nhiên đã mất đi rất lâu và không có sự cải tạo đất, gây ra địa chấn về môi trường.

Trách nhiệm của Bộ trong việc đánh giá tác động môi trường đối với những dự án và công trình này rõ ràng có sự sai sót nên mới gây hậu quả như ngày hôm nay", bà nhấn mạnh.

"Với tư cách chuyên gia, đơn vị tham mưu cho Thủ tướng thì Bộ trưởng thấy trách nhiệm như thế nào?", ĐB tỉnh Gia Lai nhắc lại câu hỏi.

Bà đánh giá phần trả lời về thực trạng bảo vệ môi trường Việt Nam hiện nay thì Bộ trưởng chưa trả lời rõ ràng. "Bộ trưởng chỉ tập trung vào rừng vì có lẽ mọi người nhìn thấy tên tôi thì đã nghĩ tới rừng rồi, nhưng mà thực tế ra không phải như thế dù rằng có như thế" ĐB kết luận.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh mùa mưa bão

Đẩy mạnh phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 và dịch bệnh mùa mưa bão

Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19 bắt đầu có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương. Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo chính quyền địa phương và ban, ngành, đoàn thể các cấp phối hợp ngành y tế triển khai biện pháp ứng phó với dịch bệnh trong mùa mưa bão. 

Chuyên gia cảnh báo điều cần lưu ý trong đợt gia tăng ca mắc Covid-19 trở lại

Chuyên gia cảnh báo điều cần lưu ý trong đợt gia tăng ca mắc Covid-19 trở lại

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi cho biết, hiện bệnh viện chưa ghi nhận bệnh nhi mắc Covid-19 có biến chứng nặng, nhưng đợt Covid-19 trở lại này trùng với đợt bùng phát sởi, nên các cha mẹ cần phải hết sức lưu ý. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không có độc lực mạnh nhưng lại lây lan nhanh hơn, mạnh hơn. 

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Công văn số 4860/BTC-BHXH ngày 15/4/2025 của Bộ Tài chính về việc đề nghị tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), UBND tỉnh Lào Cai ban hành Văn bản số 2806/UBND-VX chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

Người dân Quảng Ngãi tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Người dân Quảng Ngãi tiếc thương nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Mỗi lần về thăm quê hương Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương luôn căn dặn lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, các cấp, các ngành bên cạnh việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải quan tâm chăm lo đến đời sống người dân có công cách mạng, phát huy truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

fb yt zl tw