Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất

Đảng và Nhà nước có chủ trương phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; nguyên tắc phân cấp, phân quyền phải có điều kiện bảo đảm thực hiện kèm theo, “phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả”.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn ĐBQH Phú Thọ) phát biểu.
Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn ĐBQH Phú Thọ) phát biểu.

Thảo luận Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) sáng 26/5, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cơ bản đồng tình với Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội về sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện dự thảo Luật Ngân sách để thể chế đúng đắn, kịp thời các Nghị quyết của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng Ngân sách Nhà nước, phân bổ hợp lý nguồn lực; phù hợp với bối cảnh hiện nay khi triển khai đồng bộ việc sắp xếp lại bộ máy, địa giới hành chính, cải tiến tiền lương, phù hợp với giai đoạn bứt phá, vươn mình để phát triển kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng 2 con số.

Theo đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn ĐBQH Phú Thọ), về nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương quy định tại khoản 2 Điều 35 dự thảo Luật, ông cơ bản đồng tình với Phương án 2 là chỉ quy định các nguồn thu phân chia, không quy định cụ thể tỷ lệ phân chia tại dự thảo Luật và giao cho Chính phủ xây dựng phương án về tỷ lệ chia trình Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh để phù hợp với quan điểm mới về xây dựng pháp luật là chỉ quy định nguyên tắc, bảo đảm sự chủ động, linh hoạt trong điều hành ngân sách.

Riêng đối với quy định khoản thu tiền sử dụng đất: Tại điểm d khoản 2 (phương án 1) hay điểm g khoản 2 (phương án 2) Điều 35 dự thảo Luật, tôi ủng hộ chủ trương cần điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để góp phần giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, về lâu dài cần giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ tiền sử dụng đất trong tổng thu ngân sách địa phương.

Thay vào đó yêu cầu các địa phương cần có giải pháp quy hoạch và quản lý đất đai một cách bền vững, minh bạch; Nhà nước thực hiện đa dạng hóa nguồn thu ngân sách trên cơ sở khai thác hiệu quả tài sản công, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách thuế tài sản, thuế môi trường, đẩy mạnh thu ngân sách từ khu vực kinh tế số, công nghệ cao… Nhưng trong ngắn hạn, nhất là đối với các địa phương hiện nay chưa cân đối được ngân sách thì khoản thu tiền sử dụng đất vẫn chiếm tỷ trọng cao để địa phương có nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam cho rằng, để có thể khai thác được nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, địa phương phải thực hiện rất nhiều bước: Quy hoạch, thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật… Tổng kinh phí phát sinh các nội dung có liên quan mà ngân sách địa phương phải bố trí bình quân trong giai đoạn 2020 - 2024 chiếm 35 - 40% tổng số thu từ dự án có tính tiền sử dụng đất (phần chi phí này sẽ ngày càng tăng cao do lạm phát và áp dụng bảng giá đất tính bồi thường mới). Hơn nữa, nếu quy định tỷ lệ đối với các địa phương chưa cân đối được ngân sách, ngân sách trung ương lại phải điều tiết lại kéo dài thời gian, tăng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.

Đảng và Nhà nước đang chủ trương phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; nguyên tắc phân cấp, phân quyền phải có điều kiện bảo đảm thực hiện kèm theo, “phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả”. Nhất là trong giai đoạn đầu sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp như hiện nay, nhiệm vụ chi địa phương sẽ phát sinh nhiều.

“Từ những lý do trên, trước mắt đối với những địa phương chưa cân đối được ngân sách đề nghị vẫn giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%. Tuy nhiên nội dung này để tôi đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương sau sắp xếp, sáp nhập trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo tính linh hoạt chủ động”, đại biểu Nguyễn Thành Nam cho hay.

Góp ý về thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật của Quốc hội (khoản 11 Điều 19), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khoản 7, 8, 9 Điều 20), Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (khoản 7 Điều 30), nhiều đại biểu cho rằng: Hiện nay, Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rất bao quát, đầy đủ về các thẩm quyền trên của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Trường hợp Luật Ngân sách Nhà nước không quy định những nội dung này, thì việc kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung vẫn có đủ căn cứ pháp lý để thực hiện.

“Do vậy, tôi đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bỏ quy định về thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại các điều khoản trên”, đại biểu Nguyễn Thành Nam phát biểu.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 177-KL/TW ngày 11/7/2025 về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

Bộ Chính trị: Bảo đảm hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Bộ Chính trị: Bảo đảm hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Ngày 11/7, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận 177 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả. Trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029

Chiều 11/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 99 điểm cầu xã, phường của tỉnh. Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì Hội nghị.

Công an tỉnh Lào Cai vinh danh 134 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025

Công an tỉnh Lào Cai vinh danh 134 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025

Sáng 11/7, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025; phát động Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2025 – 2030. Thiếu tướng Cao Minh Huyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thực hiện chương trình công tác, sáng 11/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã họp xét duyệt văn kiện, chương trình, tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tư lệnh Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ diễu binh trên biển nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tư lệnh Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ diễu binh trên biển nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Chiều 10/7, tại Khánh Hòa, đoàn công tác của Quân chủng Hải quân do Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra tại Lữ đoàn Không quân Hải quân 954.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

fb yt zl tw