Đại biểu Quốc hội tán thành cao sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đây là dự án luật mà Bộ Công an được giao chủ trì soạn thảo với nhiều quy định mới về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Hoàn toàn nhất trí với sự cần thiết ban hành luật như Tờ trình Chính phủ nêu và Báo cáo thẩm tra, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Thu Phước (Kon Tum) cho rằng, thực tế hiện nay còn nhiều hạn chế trong nhận thức của một bộ phận người dân liên quan bảo vệ dữ liệu cá nhân khi sử dụng thiết bị công nghệ, như camera an ninh, internet vạn vật...; trong đó những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ thu thập dữ liệu cá nhân ngoài sự kiểm soát của người dùng, hoặc yêu cầu quyền thu thập dữ liệu không cần thiết vào thông tin của người dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên thảo luận.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên thảo luận.

"Dữ liệu từ các thiết bị này có thể được lưu trữ và xử lý bởi các đơn vị mà người dùng khó kiểm soát, đặc biệt là các máy chủ ở nước ngoài. Do đó, song song với thực thi luật cần có các biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng, có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất, kinh doanh các thiết bị, ứng dụng có khả năng thu thập dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dùng", đại biểu đề nghị.

Dẫn báo cáo từ cơ quan chức năng cho thấy, hiện nay hệ thống bảo mật của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ cá nhân; việc triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu theo tiêu chuẩn đặt ra còn nhiều thách thức về nguồn lực, đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các chương trình chính sách hỗ trợ đào tạo để các doanh nghiệp này từng bước nâng cao năng lực và đáp ứng yêu cầu đề ra.

Dự thảo luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, được Uỷ ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra.
Dự thảo luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, được Uỷ ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra.

"Thực tiễn cho thấy, các hành vi vi phạm liên quan dữ liệu cá nhân, nhất là các hoạt động mua bán dữ liệu trái phép ngày càng tinh vi, có yếu tố xuyên biên giới, sử dụng công nghệ cao để che giấu hành vi và gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý" - bà đề cập. Đồng thời cho rằng, để luật thực sự có sức răn đe, đi vào cuộc sống, không chỉ dừng lại các quy định trên giấy, cần đầu tư tương xứng cho lực lượng thực thi pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, có chuyên môn về công nghệ thông tin và nghiệp vụ điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Công an với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và chính quyền địa phương; tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Cùng với đó, quy trình tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, quy trình điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến dữ liệu cá nhân cũng cần được quy định rõ ràng, cụ thể, đảm bảo xử lý kịp thời, nghiêm minh. Chỉ khi chế tài xử phạt được áp dụng một cách kiên quyết, các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh được triển khai đồng bộ, hiệu quả thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn này.

ĐBQH Trần Thị Thu Phước.
ĐBQH Trần Thị Thu Phước.

Qua nghiên cứu và dành nhiều thời gian đối chiếu với các dự án luật, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu (TP Huế) nhận định, dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân có một sự điều chỉnh ngoạn mục, từ giảm số chương, số điều, nhưng quan trọng nhất là nội hàm của luật. "Tôi đánh giá cao Cơ quan soạn thảo là Bộ Công an, cụ thể là lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã làm tốt", bà nói và cho biết đã đọc kỹ 4 văn bản báo cáo được trình, theo gói thư mục gửi mới nhất cho ĐBQH qua Ipad.

ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum) cũng đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo đã bám sát và thể chế hoá quan điểm của Đảng về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tán thành việc ban hành luật với những cơ sở lý luận, chính trị pháp lý, thực tiễn mà Tờ trình của Chính phủ đưa ra.

ĐBQH Tô Văn Tám.
ĐBQH Tô Văn Tám.

Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7), ông nhận thấy có những hành vi tạo ra thông tin dữ liệu sai sự thật, xuyên tạc lịch sử, có khi xuyên tạc sai sự thật những thông tin, dữ liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. "Như thế là rất nguy hiểm, tạo ra sự sai lệch, xuyên tạc so với thực tế; những thông tin sai lệch, xuyên tạc về lịch sử để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cho nên, nên bổ sung thêm hành vi này nữa vào khoản 1 cho rõ hơn", đại biểu góp ý.

Đồng tình với sự cần thiết ban hành dự thảo luật vì đáp ứng yêu cầu về quyền con người, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân và yêu cầu chuyển đổi số hiện nay, ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) cho rằng, việc dự thảo luật phân biệt các loại dữ liệu cá nhân, bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm là hết sức cần thiết, vì dữ liệu nhạy cảm đòi hỏi các biện pháp bảo vệ chặt chẽ hơn. Chẳng hạn, theo quy định của dự thảo, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực sức khoẻ, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, thông tin tín dụng phải áp dụng quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Đây là cách tiếp cận rất đúng xu hướng hiện nay.

ĐBQH Hoàng Minh Hiếu.
ĐBQH Hoàng Minh Hiếu.

Tuy nhiên, về kỹ thuật lập pháp, ông đề nghị chỉ nên quy định chi tiết danh mục đối với loại dữ liệu cá nhân nhạy cảm. ĐBQH Đoàn Nghệ An viện dẫn, theo kinh nghiệm của nhiều nước, dữ liệu cá nhân nhạy cảm là nội dung quan trọng, liên quan đến quyền của các cá nhân, nên luật các nước thường quy định một số những dữ liệu cá nhân nhạy cảm ngay trong luật.

Ví dụ, theo luật của Nhật Bản, có những dữ liệu như trạng thái xã hội, hồ sơ bệnh án, hồ sơ phạm tội…; Luật của Trung Quốc liệt kê dữ liệu nhạy cảm bao gồm nhận dạng sinh trắc học, tín ngưỡng tôn giáo, dữ liệu y tế, chăm sóc sức khỏe, tài khoản tài chính, dữ liệu theo dõi vị trí... Do đó, đại biểu đề nghị Cơ quan soạn thảo quy định một số loại cơ bản ngay trong luật, còn những thông tin khác giao Chính phủ quy định, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ...

cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tinh thần đoàn kết, tạo động lực để bộ máy hoạt động thật sự hiệu quả

Tinh thần đoàn kết, tạo động lực để bộ máy hoạt động thật sự hiệu quả

Cuộc cải cách tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị lần này có tầm vóc và ý nghĩa lịch sử lớn lao, được kỳ vọng khơi thông những điểm nghẽn trong quá trình phát triển, khơi dậy tiềm năng các vùng, miền và tạo động lực tăng trưởng mới cho đất nước với nhiều việc khó, khẩn trương, chưa có tiền lệ.

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 177-KL/TW ngày 11/7/2025 về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.

Bộ Chính trị: Bảo đảm hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Bộ Chính trị: Bảo đảm hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp thông suốt, hiệu quả

Ngày 11/7, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận 177 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả. Trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029

Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029

Chiều 11/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 -2029 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 99 điểm cầu xã, phường của tỉnh. Đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì Hội nghị.

Công an tỉnh Lào Cai vinh danh 134 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025

Công an tỉnh Lào Cai vinh danh 134 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025

Sáng 11/7, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025; phát động Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2025 – 2030. Thiếu tướng Cao Minh Huyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì Hội nghị.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai duyệt văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thực hiện chương trình công tác, sáng 11/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã họp xét duyệt văn kiện, chương trình, tài liệu Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Yên Bình nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tư lệnh Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ diễu binh trên biển nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Tư lệnh Hải quân kiểm tra công tác chuẩn bị cho Lễ diễu binh trên biển nhân dịp kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Chiều 10/7, tại Khánh Hòa, đoàn công tác của Quân chủng Hải quân do Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tư lệnh Hải quân làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra tại Lữ đoàn Không quân Hải quân 954.

fb yt zl tw