Đâu là lý do thực sự khiến giá vàng liên tiếp lập kỷ lục?

Các nhà điều hành và nhà phân tích dày dạn đưa ra những câu trả lời rất khác nhau về ai hoặc điều gì đã đưa giá vàng lên mức cao chưa từng có.

Vàng miếng được bán tại Kelantan, Malaysia. Ảnh tư liệu

Việc vàng tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại có vẻ dễ dàng giải thích theo một cách dễ thấy nhất, do môi trường địa chính trị khó khăn và triển vọng u ám của nền kinh tế toàn cầu. Kim loại quý này nổi tiếng là “nơi trú ẩn an toàn” và quan điểm chung là giá vàng thỏi sẽ tăng khi lãi suất giảm - điều mà nhiều nhà đầu tư đánh giá sẽ xảy ra vào cuối năm nay.

Nhưng chưa đâu. Hãy xem xét kỹ hơn và lúc này bí ẩn mới hiện ra với câu hỏi tại sao vàng lại đột ngột tăng giá vào lúc này?

Sau khi giao dịch ở mức khá ổn định trong nhiều tháng, giá vàng thỏi bắt đầu tăng vọt vào đầu tháng 3 năm nay. Nó đã tăng 14% kể từ đó và để lại một chuỗi kỷ lục hàng ngày. Nhưng căng thẳng địa chính trị đã tăng cao trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và triển vọng về thời điểm cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thậm chí còn trở nên mờ mịt hơn trong những tuần gần đây. Vậy điều gì đã thay đổi, khiến giá vàng tăng như vậy?

Các nhà điều hành và nhà phân tích dày dạn kinh nghiệm đưa ra những câu trả lời rất khác nhau cho câu hỏi ai hoặc điều gì đã đưa vàng lên mức cao chưa từng có: Có phải các ngân hàng trung ương đang lo lắng về vai trò của đồng đô la như một vũ khí kinh tế? Các quỹ đang đặt cược rằng kế hoạch giảm lãi suất của Fed sắp xảy ra? Một đội quân các nhà giao dịch dựa trên thuật toán bị thu hút bởi vàng chỉ vì nó tăng giá? Lạm phát dai dẳng và nỗi lo hạ cánh cứng? Đồng tiền suy yếu? Cuộc bầu cử Mỹ sắp tới? Hay tổng hợp tất cả những điều trên?

Bí ẩn này đã thôi thúc những người trong ngành tìm hiểu về một hệ thống giao dịch toàn cầu khổng lồ bao trùm các quỹ giao dịch hiện tại và giao dịch tương lai, từ New York, Thượng Hải đến một trung tâm giao dịch phi tập trung khổng lồ ở London cùng với mạng lưới đại lý trải khắp thế giới, bán vàng thỏi, tiền xu và đồ trang sức cho mọi người, ở mọi nơi.

Đó là một thế giới mờ mịt và phức tạp mà về mặt lịch sử, rất khó có thể mở ra được. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã nỗ lực trong nhiều năm để tăng cường tính minh bạch, tăng khả năng tiếp cận dữ liệu giúp làm sáng tỏ hơn một chút về sự tập trung của vàng tại một trong những kho lưu trữ tài sản lâu đời nhất thế giới.

Ai đang mua vàng?

Đầu tiên, câu trả lời dễ dàng: các ngân hàng trung ương, cũng như các tổ chức và nhà giao dịch lớn đang chuẩn bị chuyển sang nới lỏng lãi suất; Người tiêu dùng Trung Quốc lo lắng về lợi nhuận giảm sút từ các tài sản khác và đồng tiền mất giá; Trên nền tảng Reddit, những người gom vàng khoe khoang về việc tích trữ vàng thỏi và xu vàng.

Nhưng những nhóm đó vốn đã giữ vai trò động lực tăng giá vàng trong nhiều tháng - hoặc nhiều năm trong trường hợp của các ngân hàng trung ương - và không rõ tại sao lúc này, có ai trong số họ lại có thể mua vàng vào với cảm giác sợ hãi, tham lam hoặc phấn khích hơn nhiều. So với trước kia, các nhà phân tích được trang bị dữ liệu thị trường tốt hơn, tuy nhiên câu trả lời cho câu hỏi này lại rất mơ hồ: Đó là tất cả mọi người cùng lúc đổ xô mua vào, và không có lự lượng nào mua đặc biệt nhiều.

Vàng trang sức được bày bán tại cửa hàng ở California, Mỹ.

Họ đang mua loại vàng nào?

Một điều rõ ràng nhưng cũng gây khó hiểu: Các nhà đầu tư đang không mua các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng, một trong những cách dễ dàng nhất để mua vàng. Nhưng dòng tiền vẫn chảy ra liên tục từ các quỹ ETF vàng cho thấy một nhóm lớn nhà đầu tư đang bỏ lỡ cơ hội, hoặc họ đã chốt lời khi giá vàng đi lên.

Nate Geraci, Chủ tịch ETF Store cho biết: “Đây là một trong những hiện tượng kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy trong không gian ETF. Điều đặc biệt thú vị là nhu cầu vàng rất mạnh ở các kênh khác như hoạt động mua vào của ngân hàng trung ương và mua trực tiếp của các nhà đầu tư cá nhân và tư nhân”.

Theo giải thích của ngân hàng Citigroup, hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư dài hạn đã mua vàng từ nhiều năm trước là lý do khiến dòng vốn ròng của ETF lại yếu đi một cách đáng kể. Ông Joe Cavatoni, nhà giám sát nền tảng ETF của Hội đồng Vàng thế giới (World Gold Council) giải thích, việc các quỹ này bán ròng mạnh mà không gây áp lực giảm lớn với giá vàng là dấu hiệu cho thấy nhu cầu mạnh mẽ đối với vàng thỏi mà họ đang bán ra, và các ngân hàng trung ương sẽ là người mua truyền thống.

Ông Cavatoni nói trong một cuộc phỏng vấn: “Có những nhà đầu tư khác đang mua vàng vật chất, vì vậy việc các quỹ ETF bán ròng không có tác động gì cả [đến giá vàng]. Thử đoán xem vàng sẽ đi đến đâu: vào thị trường tự do (OTC), hay đến các ngân hàng trung ương”.

Nhà đầu tư mua vàng ở đâu?

Trên các sàn giao dịch tương lai và thị trường OTC, hoạt động giao dịch đang tăng mạnh, báo hiệu rằng những người mua là tổ chức – như ngân hàng trung ương, ngân hàng đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư quốc gia - đều tham gia. Hoạt động giao dịch quyền chọn vàng cũng đang tăng lên và có những kỳ vọng rằng giá vàng thỏi có thể còn tăng cao nữa khi các đại lý giao dịch quyền chọn đẩy mạnh mua vào để bù đắp rủi ro.

Số lượng hợp đồng vàng trên thị trường tương lai ở New York đang tăng lên, một dấu hiệu cho thấy các nhà quản lý quỹ đang đặt cược vào sự tăng giá của vàng trong dài hạn hơn. Nhưng khối lượng giao dịch tổng thể đã vượt xa số lượng hợp đồng mở - cho thấy sự gia tăng vượt trội của quỹ thuật toán giao dịch.

Tại sao nhà đầu tư lại mua vàng vào thời điểm này?

Đó là một câu hỏi lớn. Lỗ hổng rõ ràng trong câu chuyện suốt 5 tuần qua là trong khi Fed vẫn dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm nay - điều sẽ có lợi cho vàng - thì nhiều nhà đầu tư lại cảm thấy ít thuyết phục hơn về thời điểm cắt giảm, so với vài tháng trước.

Một khả năng là một số nhà đầu tư vàng đã không còn quan tâm đến việc khi nào Fed bắt đầu hạ lãi suất nữa, mà thay vào đó họ đang tập trung vào viễn cảnh nền kinh tế Mỹ hạ cánh cứng dựa trên dữ liệu gần đây và đổ xô mua vàng thỏi vì vai trò của nó như một nơi “trú ẩn”.

Điều này cũng có thể lý giải cho một chuyển động kỳ lạ khác trên thị trường vàng trong những tuần gần đây: mối quan hệ giữa chênh lệch giá vàng và lãi suất của Fed.

Mức chênh lệnh phần trăm giữa giá vàng giao ngay và giá giao kỳ hạn 3 tháng tại London – có xu hướng tăng giảm theo biến động lãi suất do chi phí lưu kho, cấp vốn và bảo hiểm vàng – đã giảm xuống mức thấp hơn so với lãi suất của Fed trong những tuần gần đây do giá vàng giao ngay tăng vọt. Điều này là hiếm gặp, và trong lịch sử, nó chỉ xảy ra trên cơ sở bền vững khi lãi suất ở mức thấp hoặc sắp giảm mạnh.

Sự đảo ngược của chênh lệch giá như vậy có thể báo hiệu rằng các nhà đầu tư lo lắng đang đẩy mạnh việc mua vàng giao ngay, như một biện pháp phòng ngừa rủi ro trước tình trạng hỗn loạn tiềm ẩn.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng ngày 28/10: Phiên đầu tuần ít biến động, chuyên gia dự báo giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn

Giá vàng ngày 28/10: Phiên đầu tuần ít biến động, chuyên gia dự báo giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn

Giá vàng thế giới hôm nay (28/10) quay đầu giảm, giao dịch ở mức 2.731 USD/ounce. Trong nước, giá vàng các thương hiệu chưa có biến động sáng đầu tuần. Vàng miếng SJC giao dịch ở mức 89 triệu đồng/lượng; vàng nhẫn SJC giao dịch ở mức 88,5 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn DOJI vẫn neo sát 89 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nhận định về xu thế biến động giá của vàng nhẫn

Chuyên gia nhận định về xu thế biến động giá của vàng nhẫn

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới. Chuyên gia nhận định xu thế biến động của vàng nhẫn sẽ vẫn phụ thuộc nhiều vào diễn biến của giá thế giới và có thể sẽ tăng đột biến nếu giá vàng thế giới tăng mạnh.

Giá vàng "nhảy múa", đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Giá vàng "nhảy múa", đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử

Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử

Sáng nay (17/10), giá vàng nhẫn tròn trơn vượt mức 84 triệu đồng/lượng, mức cao nhất lịch sử. Đà tăng của giá vàng nhẫn xuất phát từ việc giá vàng thế giới neo cao, trên 2.670 USD/ounce. Giá vàng miếng SJC ở mức 84 - 86 triệu đồng/lượng.

Nhiều lực lượng phối hợp phá chuyên án ma túy số lượng lớn qua biên giới

Nhiều lực lượng phối hợp phá chuyên án ma túy số lượng lớn qua biên giới

Ngày 9/10, Ban Chuyên án do Công an huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Sơn La, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập, Công an huyện Vân Hồ và Công an huyện Yên Châu phá thành công chuyên án vận chuyển trái phép chất ma túy.

fbytzltw