Dặt dìu tiếng khèn Mông

LCĐT - Khi tiết trời bắt đầu nắng ấm, cây cối đâm chồi, nảy lộc, chút dư âm của mùa xuân còn vương ở các bản Mông cheo leo trên núi cao cũng là khi tiếng khèn Mông âm vang vách đá. Tiếng khèn là lời sâu lắng đưa tiễn người đã khuất; là lời thổ lộ tình cảm của chàng trai với người thương, lúc trầm, lúc bổng, ngân nga, dìu dặt.

Các thành viên trong Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày học thổi khèn.
Các thành viên trong Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông  xã Nậm Chày học thổi khèn.

Cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập, nhiều nét văn hóa truyền thống của các dân tộc đang đứng trước nguy cơ mai một. Để nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc, tại xã Nậm Chày (huyện Văn Bàn), Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông đã ra đời. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng câu lạc bộ đã phát huy được hiệu quả trong việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Hằng tháng, Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày tổ chức 2 buổi sinh hoạt với sự tham gia của đầy đủ các thành viên. Tại đây, các bạn trẻ được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, được nghệ nhân truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Mông, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn. Những lúc nông nhàn, trong sân nhà văn hóa hoặc gốc cây đầu thôn, bất cứ nơi nào có không gian rộng, thoáng là các chàng trai trong câu lạc bộ lại rủ nhau mang khèn ra thổi. Vàng A Đông, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chia sẻ: Từ khi xảy ra dịch Covid-19, các thành viên không thể tập trung, nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên tự tập thổi khèn tại nhà.

Ngoài Vàng A Đông, trong câu lạc bộ còn có nhiều thành viên “9X” như Vàng A Trầu, Vàng A Thắng… Vàng A Thắng, thành viên trẻ nhất câu lạc bộ tâm sự: Tôi học thổi khèn cách đây đã 3 năm, tuy nhiên vẫn còn nhiều bài khèn chưa biết. Thi thoảng thầy đi thổi khèn tiễn người đã khuất, tôi được thầy cho đi cùng để hỗ trợ và học hỏi thêm kỹ thuật thổi khèn.

Xã Nậm Chày có 8 thôn, bản với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, tuy nhiên số người thực sự am hiểu văn hóa dân tộc Mông trên địa bàn xã còn rất ít. Bởi thế, khi câu lạc bộ được thành lập, những người cao tuổi rất vui mừng và tâm huyết truyền dạy người trẻ kế tục điệu khèn cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, trong đó có ông Vàng A Páo. Ông Páo năm nay 70 tuổi, là người thành thạo và am hiểu về khèn Mông. Tiếng khèn gắn bó với ông từ ngày thơ ấu. Năm 30 tuổi, ông cùng một thanh niên trong thôn lặn lội đi bộ 6 - 7 km tìm thầy dạy và học khèn. Suốt nhiều năm, tiếng khèn của ông đã đưa tiễn hàng trăm người đã khuất về nơi chín suối và ông cũng là người miệt mài chỉ dạy cho con cháu để lưu giữ lại nét văn hóa của dân tộc mình. Ông Páo cho biết: Khèn là nhạc cụ độc đáo của người Mông. Trước kia, dù đi đâu, con trai dân tộc Mông cũng luôn mang cây khèn bên mình như một vật dụng tùy thân. Nhưng bây giờ, cuộc sống đổi thay, mọi người biết đến nhiều loại nhạc cụ khác, thế nên chỉ cần các con, cháu đam mê và yêu thích thì tôi không ngại việc chỉ dạy.

Ông Vàng A Páo dạy thổi khèn cho các thành viên trong CLB.
Ông Vàng A Páo dạy thổi khèn cho các thành viên trong CLB.

Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày không giới hạn các thành viên tham gia sinh hoạt và học tập, tuy nhiên đa phần là nam, số lượng nữ học khèn rất ít, bởi với người Mông, thổi khèn chủ yếu là nam giới. Anh Vàng A Đông chia sẻ thêm: Chúng tôi đặt tên là Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mông xã Nậm Chày, bởi ngoài khèn, câu lạc bộ còn có nhiều môn nghệ thuật cần được lưu giữ và học tập, như sáo, đàn môi, đàn nhị, khèn lá, rồi hát dân ca, hát truyền thống. Chúng tôi đã khảo sát, có nhiều đoàn viên, thanh niên rất thích các môn này. Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ đã xây dựng chuyên đề đưa vào mỗi buổi sinh hoạt, như vậy sẽ thu hút lực lượng trẻ tham gia câu lạc bộ.

Đến nay, tiếng khèn của người Mông ở Nậm Chày vẫn giữ được những nét đặc thù, độc đáo, không hề lẫn với âm nhạc của bất cứ dân tộc nào. Tuổi trẻ xã Nậm Chày luôn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, để những giá trị văn hóa truyền thống ấy luôn được phát huy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw