Đánh giá tình hình thực hiện Đề án 06 tại Bát Xát

Theo báo cáo của UBND huyện Bát Xát, Ban Chỉ đạo Đề án 06 huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cơ quan ban, ngành, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đề án đạt hiệu quả cao.

Chiều 23/8, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) tỉnh do Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát nhằm đánh giá tình hình thực hiện Đề án 06 trên địa bàn huyện.

1.jpeg
Quang cảnh buổi làm việc.

Theo báo cáo của UBND huyện Bát Xát, Ban Chỉ đạo Đề án 06 huyện thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cơ quan ban, ngành, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện đề án đạt hiệu quả cao; các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn huyện chủ động thực hiện các nội dung theo chức năng, lĩnh vực và địa bàn cụ thể.

Công tác tuyên truyền được thể hiện dưới nhiều hình thức, đa dạng và phong phú. Việc triển khai 11 dịch vụ công của cơ quan công an đã có nhiều chuyển biến, nhiều đơn vị đã chủ động triển khai hỗ trợ, giúp đỡ Nhân dân trong thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công.

2.jpeg
Đại biểu phát biểu tại buổi làm việc.

Kết quả, đã thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên 5.800 hồ sơ; đăng ký xe mô tô, ô tô gần 1.200 xe, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ 388 trường hợp.

Trong triển khai 14 dịch vụ công của các cơ quan, đơn vị, đã đăng ký khai sinh gần 1.500 trường hợp, đăng ký kết hôn trên 450 cặp; liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi được hơn 540 trường hợp; thực hiện đăng ký thuế, thay đổi thông tin cho trên 1.700 hồ sơ...

Hệ thống dịch vụ công của huyện cung cấp 307/401 thủ tục hành chính, tiếp nhận gần 17.000 hồ sơ thủ tục hành chính, tỷ lệ hồ sơ trả trước và đúng hạn đạt 98,26%,...

Đối với các tiện ích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tính đến ngày 15/8/2023, có trên 15.700 lượt sử dụng thẻ CCCD khám- chữa bệnh, trên 1.350 lượt thanh toán phí không dùng tiền mặt...

4.jpeg
Lãnh đạo huyện Bát Xát phát biểu làm rõ một số vấn đề trong thực hiện Đề án 06.

Từ tháng 8/2022 đến nay, Công an huyện Bát Xát là đơn vị liên tiếp dẫn đầu toàn tỉnh về tỷ lệ cấp CCCD và định danh điện tử. Công an xã Trịnh Tường được ghi nhận là đơn vị cấp xã đầu tiên trên toàn tỉnh đã thành lập và duy trì mô hình “Điểm hướng dẫn, trải nghiệm Dịch vụ công”; tháng 1/2023, Công an huyện Bát Xát là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh triển khai, xây dựng bộ phận giải quyết thủ tục hành chính, trong đó có “Điểm hướng dẫn, trải nghiệm Dịch vụ công” để phục vụ Nhân dân…

Bên cạnh kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn huyện Bát Xát còn gặp một số khó khăn như: Hạ tầng kỹ thuật hạn chế; nhiều người dân chưa có các thiết bị điện tử để giải quyết dịch vụ công trên môi trường mạng; nhiều thôn chưa được đáp ứng dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định...

Tại buổi làm việc các đại biểu đã thảo luận về: việc sử dụng phần mềm thông báo lưu trú (ASM) tại bệnh viện và các cơ sở lưu trú; thực hiện các nội dung trên cổng dịch vụ công; công tác số hóa hồ sơ, chứng thực điện tử, thực hiện 2 nhóm thủ tục liên thông...

5.jpeg
Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh Lào Cai phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Đại tá Hoàng Mạnh Hùng đề nghị, trong thời gian tới, huyện Bát Xát tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 37 của tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai các giải pháp làm sạch dữ liệu, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện 2 nhóm dịch vụ công; tiếp tục xây dựng các mô hình “Điểm hướng dẫn, trải nghiệm dịch vụ công” tại các xã, thị trấn; tăng cường đầu tư nguồn lực bao gồm cả nhân lực, vật lực, tài lực để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 06 theo lộ trình đã đề ra.

Trước đó, đoàn công tác đã đi kiểm tra việc thực hiện Đề án 06 tại xã Bản Qua và thị trấn Bát Xát.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw