Từ trung tâm xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa), chúng tôi ngược dốc lên thôn Tả Chải - nơi được coi là “thủ phủ” của hoa địa lan và nhất chi mai. Con đường bê tông bám vào sườn dốc ven núi dẫn chúng tôi đến những ngôi nhà khang trang nổi bật giữa những vườn hoa đang rực rỡ sắc xuân. Đây là diện mạo của một thôn vùng cao đã vượt qua không ít khó khăn để 4 năm liền duy trì danh hiệu “thôn kiểu mẫu”.
Trước khi đi thôn, chúng tôi hỏi anh Lý Láo Lở, Chủ tịch UBND xã lý do gì khiến Tả Phìn chọn Tả Chải xây dựng thôn kiểu mẫu, anh nói luôn: Đó là vì ở đây người dân đồng thuận!
Theo lý giải của anh Lở, sự đồng thuận là yếu tố then chốt để xây dựng Tả Chải từ một thôn nông thôn mới thành thôn kiểu mẫu. Sự đồng thuận ấy được kiến tạo từ dẫn dắt của những đảng viên, của người đứng đầu thôn Tả Chải.
Người dân thôn Tả Chải đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinn tế.
Xe chúng tôi bon bon vượt qua những con dốc dài lên Tả Chải. Con đường ấy trước đây người dân chỉ có thể đi bằng xe Win, xe Minsk trong những ngày nắng ráo, nhưng giờ ô tô tải nhẹ cũng có thể đi lại thuận tiện. Được biết, cùng với đầu tư của Nhà nước là sự góp công, góp sức của người dân trong thôn mà đến nay hơn 8 km đường trong thôn đều đã được đổ bê tông.
Sắp tới, những trục đường chính trong thôn sẽ được mở rộng lên 7m, chiều rộng mặt đường đổ bê tông 5m. Người dân đã đồng ý hiến đất, góp công, góp của, đang đợi ngày khởi công.
Ông Lý Phù Chìu, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Tả Chải
Ông Lý Phù Chìu trầm ngâm hồi tưởng: Ngày ấy, câu hỏi nhiều nhất mà chúng tôi phải nghe là tại sao ở những nơi khác làm đường giao thông, người dân được đền bù mà ở đây làm đường lại không được? Thậm chí có không ít hộ phản đối. Trước tình hình này, chúng tôi - những đảng viên trong thôn - người hiểu rõ chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” trong xây dựng nông thôn mới kiên nhẫn “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động. Chúng tôi là đảng viên, chúng tôi tiên phong hiến đất trước. Việc gì cần làm, chúng tôi cũng làm trước. Mắt thấy, tai nghe, những hộ không đồng thuận cuối cùng cũng xuôi. Toàn dân cùng bàn, cùng làm, việc khó cũng thành việc dễ.
Đến Tả Chải hôm nay, ít ai biết rằng đây từng là thôn nghèo nhất nhì thị xã Sa Pa, kinh tế của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp tự cung - tự cấp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai từ hơn 10 năm trước là “cú huých” tạo sự thay đổi lớn cho đời sống người dân và diện mạo của thôn.
Anh Tần Vần Quẩy mạnh dạn chuyển sang mô hình trồng địa lan và đạt được thành công nhất định.
Gia đình anh Tẩn Vần Quẩy trước đây là một trong những hộ nghèo của thôn Tả Chải. Được tuyên truyền, thấy những hộ khác trong thôn thoát nghèo từ trồng lan, anh Quẩy mạnh dạn làm theo. Từ khi chuyển sang trồng địa lan, gia đình anh có nguồn thu ổn định. Anh Quẩy bộc bạch: Trước đây thôn nghèo, không có đường đi nên muốn bán gì cũng khó, làm gì cũng phải đắn đo. Thế nhưng từ ngày có chương trình xây dựng nông thôn mới, đường trong thôn được đổ bê tông, ô tô có thể chạy đến tận cửa nhà mua hoa lan. Thu nhập mấy năm qua cũng khá nên giờ gia đình tôi không còn thuộc diện hộ nghèo, đã có của ăn, của để.
Hơn 10 năm qua, ông Chìu đã cùng hơn 30 đảng viên chi bộ thôn Tả Chải làm tốt vai trò “đầu tàu” trong mọi phong trào ở địa phương. Cách làm của Tả Chải là mỗi đảng viên phụ trách 2 đến 3 hộ để hỗ trợ người dân với tiêu chí “làm cho nhà mình như thế nào thì hỗ trợ làng xóm như vậy, cùng nhau thoát nghèo và phát triển kinh tế”. Đảng viên càng trẻ tuổi càng phụ trách nhiều hộ hơn và hộ ở xa hơn, khó khăn hơn. Với tinh thần “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, các đảng viên đã nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của xã, thôn phát động. Thôn Tả Chải từng bước đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiếp đó là đạt tiêu chí thôn kiểu mẫu, được công nhận danh hiệu này vào năm 2018 và duy trì từ đó tới nay.
Trưởng thôn Lý Phù Chìu “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động.
Thôn Tả Chải giờ chỉ còn 5 hộ nghèo trong tổng số 117 hộ của thôn. Đây cũng là thôn có tỷ lệ giảm nghèo ấn tượng nhất không chỉ của Tả Phìn mà của cả thị xã Sa Pa. Năm 2022 là năm kinh tế đầy khó khăn nhưng thôn Tả Chải vẫn có rất nhiều hộ viết đơn xin thoát nghèo.
Ông Lý Láo Lở, Chủ tịch UBND xã Tả Phìn
Với hầu hết người dân Tả Chải thì giao thông là nút thắt, khi được gỡ sẽ giúp kinh tế phát triển, tạo sức mạnh cho sự phát triển chung của thôn. Những vườn hoa rực rỡ sắc màu tại Tả Chải không đơn thuần là những vườn hoa điểm tô cho diện mạo của thôn mà còn là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.
Tại Tả Chải, 100% hộ trong thôn đã tham gia mô hình trồng hoa địa lan. Người dân ở đây cũng mạnh dạn thử sức với những mô hình kinh tế mới như trồng cây dược liệu, đào phai, đào thất thốn, nhất chi mai. Những hộ “nghĩ lớn, làm lớn” có những năm thu hàng trăm triệu đồng tới hàng tỷ đồng từ những mô hình kinh tế này.
Tại Tà Chải, 100% số hộ dân trong thôn tham gia mô hình trồng hoa địa lan.
Chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng thôn kiểu mẫu, ông Lý Phù Chìu nói: Đảng viên tại Tả Chải luôn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, cùng hỗ trợ, giúp người dân trong thôn thoát nghèo, từng bước làm giàu. Trong các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ, chúng tôi bàn rất nhiều về cách hỗ trợ những hộ nghèo ra sao, tuyên truyền, hướng dẫn như thế nào để giúp hộ đó thoát nghèo. Giờ số hộ nghèo trong thôn chỉ còn 5. Chúng tôi đang tiếp tục phân công đảng viên, hộ có kinh nghiệm làm kinh tế hỗ trợ những hộ này với hy vọng không lâu nữa họ sẽ thoát nghèo. Kinh tế người dân ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao đã tạo nên sức mạnh nội lực rất lớn giúp Tả Chải đạt hầu hết các tiêu chí trong xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Kinh tế người dân ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao đã tạo nên sức mạnh nội lực rất lớn giúp Tả Chải đạt hầu hết các tiêu chí trong xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Danh hiệu thôn kiểu mẫu không chỉ khó đạt mà việc duy trì còn khó hơn. Xác định xây dựng nông thôn mới nói chung, xây dựng thôn kiểu mẫu nói riêng chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, nên người dân Tả Chải luôn phấn đấu không ngừng nghỉ để giữ vững danh hiệu này. Trên hành trình ấy, những đảng viên trong thôn luôn phát huy vai trò “đầu tàu” dẫn dắt, tạo động lực để người dân nơi đây khắc phục khó khăn và gặt hái thêm nhiều thành tích mới.
Cách đây hơn 150 năm từ khi Đuyprê (dupre) Tổng Chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tìm ra tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa từ Cửa Cấm (Hải Phòng) vào Hà Nội và ngược sông Hồng lên Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc). Từ đó đến nay, dòng sông Hồng có vai trò quan trọng trong kết nối hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Chiều 31/3, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình triển khai thực hiện và chuẩn bị công tác tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2020 - 2025.
Từ năm 2025, các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và tổ chức nuôi trồng thủy sản hoặc liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản sẽ phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.
Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.
Chúng tôi phải chờ đến gần 12 giờ trưa, chị Bùi Thị Chung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Si Ma Cai mới họp xong. Vẫn diện bộ áo váy vừa dự cuộc họp huyện, chị tất tả: Mời các anh đi tham quan vườn ươm tam thất của trung tâm nhé!
Ngay sau khi Bộ Xây dựng đề nghị Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đánh giá khả năng huy động vốn cho hai dự án mở rộng tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Yên Bái - Lào Cai), doanh nghiệp này đã có báo cáo phản hồi.
Sáng 31/3, hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ vượt sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
Việc kích cầu tiêu dùng góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025, làm tiền đề cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn sắp tới.
Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.
Tại hội chợ, doanh nghiệp Lào Cai ký kết nhiều hợp đồng hợp tác về xúc tiến đầu tư và thương mại, logistics, thương mại xuất - nhập khẩu hàng hoá, hợp tác phân phối sản phẩm...
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.
Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.
Bộ Tài chính vừa thay đổi đề xuất hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử có trị giá theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu, thay vì 2 triệu đồng như trước đó.
Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.
Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.
Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch Nông thôn tỉnh đã hỗ trợ 2.000 con gà giống 18M1 (gà bố, mẹ) cho nông dân tại huyện Bảo Thắng để thực hiện sản xuất con giống chất lượng cao.