Đảm bảo thu dung, chăm sóc, điều trị hiệu quả cho người bệnh mắc COVID-19

Ngày 19/4, Sở Y tế ban hành văn bản số 749/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch, thu dung, điều trị ca bệnh COVID-19.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thực hiện một số nội dung sau: Các đơn vị tiếp tục thực hiện các nội dung phòng chống dịch COVID-19; đảm bảo đủ thuốc, trang thiết bị y tế cho công tác điều trị nói chung và điều trị COVID-19 nói riêng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ động giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, tham mưu Sở Y tế các giải pháp sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh; tổ chức đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống COVID-19; đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh, phân bổ vắc xin Vero cell và đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19. Liên hệ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo không bị thiếu vắc xin; hướng dẫn các đơn vị thực hiện lấy mẫu xét nghiệm để gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gen.

IMG_8192.JPG
Đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm y tế các huyện/thị xã/thành phố chỉ đạo các trạm y tế kích hoạt lại và tăng cường sử dụng hệ thống khai báo, chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà; lấy mẫu xét nghiệm các chùm ca bệnh điển hình gửi Trung tâm kiểm soát bệnh tật để gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gen.

z4271942073874_23c473124237a4f511762d84335aabe2.jpg
Xét nghiệm sàng lọc Covid-19 trong nhà trườngtại xã Tả Ngài Chồ (Mường Khương).

Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh, bệnh viện đa khoa các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Y tế Si Ma Cai thực hiện rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 theo nguyên tắc 4 tại chỗ, đảm bảo giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19. Đồng thời, bố trí nhân lực theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 khi có chỉ định nhập viện; dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi dịch bệnh có thể xảy ra diễn biến phức tạp.

Chủ động nâng cao năng lực điều trị, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đảm bảo cung ứng oxy y tế cho nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19; triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế; tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi vận chuyển phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và đảm bảo an toàn đối với người bệnh chuyển viện.

z4277980832247_3e3be9dcc49a219ac53a4d6bde7c55e1.jpg
Bệnh nhân điều trị tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.

Theo hệ thống báo cáo giám sát, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang có xu hướng quay trở lại. Riêng trong tháng 4 (đến ngày 18/4) đã có 149 ca mắc, trung bình có gần 10 ca/ngày, đặc biệt, đã có 8 trường hợp là người cao tuổi có bệnh nền phải nhập viện điều trị.

Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi…), khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật… Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh phòng bệnh, bố trí sắp xếp khoa phòng thuận tiện, phù hợp tình hình dịch và đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp.

Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện, khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19, khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PCR để chẩn đoán mắc COVID-19, tránh bỏ sót ca bệnh để dịch bệnh lan rộng.

Các bệnh viện tuyến tỉnh cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện và gửi xét nghiệm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch; báo cáo Sở Y tế để báo cáo Bộ Y tế xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Bát Xát: Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em

Thời gian qua, nhiều đơn vị trạm y tế xã trên địa bàn huyện Bát Xát đã nỗ lực tuyên truyền, triển khai nhiều chương trình chăm sóc dinh dương để nâng tầm vóc, thể trạng cho trẻ em trên địa bàn huyện.

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường

Bệnh trầm cảm là một trong những rối loạn liên quan đến sức khỏe tâm thần. Hiện nay, bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến và gia tăng ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học đường.

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dại

Nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh dại

Theo Cục Y tế dự phòng, năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỉ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp và việc quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế. Bệnh dại thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng lại gây ra những nguy cơ cao đối với sức khỏe của con người. Hiện nay, tăng huyết áp và đái tháo đường là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch.

Vì tương lai của trẻ em gái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10: Vì tương lai của trẻ em gái

Năm 2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 11/10 hằng năm là ngày Quốc tế trẻ em gái, nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung.

fbytzltw